Sáng 21-2, Thiếu tá Nguyễn Hoang, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cửa Đại, BĐBP Quảng Nam cho biết, đơn vị đang phối hợp với Đồn Biên phòng Cù lao Chàm và các ngư dân của thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam triển khai lực lượng tìmkiếm ngư dân mấttích trên biển.
Sáng 17-2, tại cảng Phan Thiết (Bình Thuận), Đồn Biên phòng Thanh Hải, BĐBP Bình Thuận tổ chức tiếp nhận, sơ cứu ban đầu và vận chuyển 2 người gặp nạn trên biển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận để tiếp tục điều trị. BĐBP Bình Thuận đang tổ chức lực lượng tiếp tục tìmkiếm 5 nạn nhân đi trên tàu cá BTh 89272 Ts đang mấttích trên biển.
Chiều 28-12, Trung tá Đoàn Công Nghiệp, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Khánh Hội (BĐBP Cà Mau) cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận thông tin về một thuyềnviênmấttích trên biển.
Trong khi đang khai thác thủy sản trên biển, 1 thuyềnviên trú tại thị xã Cửa Lò, Nghệ An bị rơi xuống biển. Hiện, các lực lượng chức năng đang nỗ lực tìmkiếmthuyềnviênmấttích.
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìmkiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận đề nghị hỗ trợ tìmkiếm hai nhân viên bị sóng đánh rơi xuống biển trong lúc đang làm nhiệm vụ tại Trạm Hải đăng Hòn Hải.
Sau nhiều giờ nỗ lực tìmkiếm, đến 10 giờ ngày 18-12, các lực lượng đã cứu vớt được 11 thuyềnviên và 2 thi thể trong tổng số 15 thuyềnviên trên tàu Xin Hong, quốc tịch Panama bị nạn tại đảo Phú Quý (Bình Thuận) ngày 17-12.
Trong những ngày qua, thời tiết trên vùng biển Quảng Bình diễn biến thất thường đã gây ra 3 vụ tai nạn làm hỏng 1 tàu, chìm 2 thuyền. Trong số 6 ngư dân đi trên các phương tiện nói trên có 4 ngư dân an toàn, 1 người tử vong, 1 người hiện còn mấttích.
Những trận bão, lụt, sạt lở đất đã tạm “nguội” đi và miền Trung vẫn chưa hết xác xơ. Nhưng đi xuyên qua những ngày thiên tai tàn khốc mới cảm nhận được rằng, tình người, tình quân dân càng gắn bó keo sơn. Người dân chỉ cần thấy thấp thoáng áo bộ đội là chào hỏi thân mật, nói những lời ân cần nhất, thể hiện lòng kính trọng.
Chính quyền và nhân dân các tỉnh miền Trung khắc phục chưa xong thiệt hại từ cơn bão số 9 thì bão số 13 ập vào. Người dân và chính quyền đã thực hiện phương châm 4 tại chỗ như thế nào? Phương án phòng, chống bão theo kinh nghiệm dân gian; phòng, chống bão cộng đồng là bài học cho các địa phương khác.
Những ngày qua, nhiều cơn bão nối nhau dồn dập đổ vào miền Trung. Mưa lớn kéo theo sạt lở núi, cướp đi tính mạng của nhiều người. Giữa vòng xoáy quay cuồng của bão, mưa, lũ, chính quyền địa phương, lực lượng vũ trang, trong đó có BĐBP đã chung sức để giúp nhân dân khắc phục thiệt hại, sớm ổn định cuộc sống.
“Sóng biển cao mấy mét, nhấn chìm chúng tôi xuống sâu 2-3m, trồi lên mặt nước, rồi đè xuống tiếp, phải chịu đựng suốt 48 giờ liên tiếp ở giữa Biển Đông. Mấy người chịu không nổi lần lượt buông tay và mấttích. Thuyền trưởng tàu này là anh trai tôi cũng mấttích. Còn 3 người sống sót trở về bờ an toàn, giống như một phép màu tuyệt diệu”.
Bão số 12 đã đổ bộ vào đất liền các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa trưa ngày 10-11. Như vậy, chỉ trong hơn 1 tháng qua, khu vực miền Trung hứng chịu liên tiếp 8 cơn bão. Điều đáng lưu ý là thiệt hại do bão gây ra trên biển chỉ chiếm phần nhỏ so với hậu quả của mưa lũ do hoàn lưu của các cơn bão. Do đó, các địa phương cần quyết liệt triển khai các biện pháp ứng phó với bão lũ, đặc biệt là trong bối cảnh bão Vamco đang tiến vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 13 trong năm nay với cường độ rất mạnh.
Ngày 10-11, bão số 12 vừa đi vào các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, thì cơn bão mới có tên là Vamco tiếp tục hình thành và đang đi vào biển Đông. Tại các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam có mưa to, nước sông dâng cao, xấp xỉ ở mức báo động 3.
Ở khu vực biên giới, BĐBP đã trở thành “điểm tựa” của mỗi người dân khi gặp phải thiên tai (TT), địch họa. Nói vậy là bởi những chiến sĩ quân hàm xanh luôn có mặt đầu tiên, hỗ trợ, giúp đỡ người dân ứng phó với tai ương và khắc phục hậu quả. Những người lính Biên phòng cũng là niềm hy vọng cho rất nhiều người dân khi họ đã cận kề hiểm nguy.
“Sóng quá lớn, tàu chạy không nổi, phải thả neo dù (neo nước bằng vải dù lớn), nhưng gió bão vẫn hất con tàu lên cao, rồi dội xuống, trời mưa mù mịt không thể biết được phương hướng nào cho tàu chạy nữa. Cầm cự được một thời gian ngắn, dây neo dù đứt, mọi người ai cũng nghĩ mình sẽ chết" - Thuyền trưởng Lê Thanh Toàn, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định hãi hùng kể lại cho tôi nghe chuyện tàu đánh cá đang “mắc” trong vùng nguy hiểm cơn bão số 9, rồi sau đó đã được tàu Kiểm ngư lai dắt về cảng Cam Ranh an toàn, ngày 31-10.