Trong những năm qua, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã ký kết và triển khai nhiều chương trình hợp tác phát triển kinh tế-xã hội đã và đang góp phần quan trọng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Những năm qua, với sự hỗ trợ từ các chính sách của Đảng, Nhà nước, nguồn vốn từ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều bản làng vùng cao của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã từng bước thay da đổi thịt. Những cánh rừng, nương rẫy ngút ngàn màu xanh nối đến cuối tầm nhìn của mắt người, những con đường bê tông phẳng lỳ men theo triền núi, ánh điện chiếu sáng về tận ngõ nhà dân… Những bản làng vùng cao như khoác lên mình chiếc áo mới, chiếc áo của ấm no.
Một “mùa vàng” nữa đã về nơi biên cương Mường Lát, Thanh Hóa trong niềm vui được mùa với thóc lúa đầy nhà của người dân. Hạt gạo trên vùng biên cương ấy giờ đây đã khoác lên mình một thương hiệu mới mang tên OCOP (mỗi xã một sản phẩm).
Việc trồng lúa chất lượng cao liên kết sản xuất gắn với tiêuthụ nông sản đang được nhiều địa phương trong tỉnh Trà Vinh quyết tâm thực hiện. Mục tiêu là giúp bà con nông dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc Khmer sản xuất nông sản ngày càng chất lượng và nâng cao được thu nhập từ cây lúa.
Thời gian qua, công tác phối hợp giữa Bộ Tư lệnh BĐBP và Hội Nông dân Việt Nam đã phát huy có hiệu quả trong việc giúp nhân dân ở khu vực biên giới phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Những việc làm thiết thực đó góp phần xây dựng nền biên phòng toàn dân, “thế trận lòng dân” vững chắc ở khu vực biên giới; đồng thời, không ngừng lan tỏa hình ảnh cao đẹp, phẩm chất cao quý Bộ đội Cụ Hồ, người chiến sĩ mang quân hàm xanh trong lòng nhân dân.
Khánh Sơn là một trong những huyện nghèo nhất nước. Người dân nơi đây từ chỗ không biết thứ gì về trồng cây ăn trái, đến bây giờ, Khánh Sơn đã trở thành vùng sầu riêng đặc sản lớn nhất miền Trung. Đây là câu chuyện bền bỉ 20 năm thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy Khánh Hòa về chương trình phát triển miền núi, hải đảo. Chính quyền địa phương đang khuyến khích người dân mở rộng diện tích trồng sầu riêng kết hợp phát triển du lịch.
Thời gian qua, giá xăng dầu tăng nhảy vọt, các mặt hàng thiết yếu cũng tăng theo làm ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân, đặc biệt là người dân vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo. Người dân và doanh nghiệp khu vực này đang phải chật vật mưu sinh trong cơn “bão giá”.
Nông nghiệp được coi là trụ đỡ của nền kinh tế, thế nhưng thu nhập của người nông dân vẫn hạn chế, điệp khúc “giải cứu”, “được mùa rớt giá”, ùn ứ, tắc nghẽn nông sản vẫn khó tới hồi kết.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các ngành, địa phương quán triệt nghiêm túc, thực hiện quyết liệt, hiệu quả nhiệm vụ, giải pháp đề ra nhằm phát triển nhanh và bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là trung tâm lớn trong sản xuất nông nghiệp của cả nước. Tuy nhiên, vùng này còn thiếu các trung tâm Logistics trọng điểm, hệ thống kho và hệ thống cảng biển còn yếu, nhất là các cảng nước sâu cho tàu vận chuyển container xuất khẩu (XK). Đây chính là nút thắt, cản trở sự tăng trưởng kinh tế của vùng. Thực tế đòi hỏi cần phải có những giải pháp kịp thời để cởi nút thắt này, khơi thông dòng chảy hàng hóa phục vụ phát triển kinh tế ĐBSCL tương xứng với tiềm năng.
Nghị quyết đề ra 6 quan điểm chỉ đạo quan trọng và rất mới mẻ với một loạt giải pháp về hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và đẩy mạnh liên kết vùng; về phát triển nhanh và bền vững kinh tế vùng ĐBSCL.
Thời gian qua, nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long liên tục tăng trưởng nhờ khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế; đạt được những thành tựu vượt bậc, đóng góp tỷ lệ lớn vào tăng trưởng nông nghiệp cả nước.
Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập của đất nước, lực lượng BĐBP không chỉ khẳng định vai trò nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, mà còn chứng tỏ là một đội quân chiến đấu, đội quân công tác vững vàng của QĐND Việt Nam khi vừa tiến hành bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, vừa tích cực tham gia củng cố cơ sở chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội khu vực biên giới, hải đảo.
“Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc” là câu nói từ ngàn xưa giới thiệu về 4 mường lớn ở vùng Tây Bắc. Lớn nhất là Mường Thanh (Điện Biên), thứ nhì Mường Lò (Nghĩa Lộ, Yên Bái), thứ ba Mường Tấc (Phù Yên, Sơn La), thứ tư Mường Than (Than Uyên, Lai Châu). Đây được coi là 4 vựa lúa của Tây Bắc. Mường Lò là một trong 4 mường này, nơi hội tụ của nhiều bản sắc văn hóa của đồng bào Tây Bắc, nổi trội là văn hóa của các dân tộc Thái, Mông, Mường, Dao, Tày. Các lễ thức dân gian các dân tộc thiểu số nơi đây thể hiện đậm nét nhất trong dịp Tết và những ngày hội Xuân.
Làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư đã tác động tiêu cực đến toàn bộ đời sống, kinh tế, xã hội, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu và ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và hoạt động xuất, nhập khẩu, tiêuthụ nông sản của Việt Nam. Trong bối cảnh đầy khó khăn và thách thức đó, năm 2021, ngành Nông nghiệp (NN) đã “vượt vũ môn” thành công với con số tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản đạt mức cao kỷ lục, trên 48,6 tỷ USD.