Sau Đại thắng mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) Đắk Lắk (tiền thân của BĐBP Đắk Lắk ngày nay) được thành lập. Vượt qua những khó khăn, thiếu thốn ban đầu, với tư tưởng chỉ đạo: “Chủ động tìm địch mà đánh”, các đồn, trạm CANDVT đã làm tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới, vận động nhân dân xây dựng phòng tuyến bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh địa bàn. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới, gần 100 cán bộ, chiến sĩ (CB, CS) CANDVT Đắk Lắk đã anh dũng hy sinh, nhiều người đã để lại một phần máu thịt nơi biên giới để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.
Nằm ven quốc lộ 14C, cách thành phố Gia Nghĩa 90km, Đồn Biên phòng cửa khẩu Bu Prăng (tiền thân là Đồn Công an nhân dân vũ trang Bu Prăng) trấn giữ một khu vực biên ải quan trọng phía Tây tỉnh Đắk Nông. Nơi đây, 44 năm về trước, trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, cán bộ, chiến sĩ Đồn Bu Prăng đã mưu trí, anh dũng chiến đấu, đánh bại 126 đợt tấn công của kẻ thù, bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc...
Trong những ngày tháng 7 lịch sử này, đi tới bất cứ đâu, ở các đồn Biên phòng trên tuyến Tây Nguyên, đều thấy các hoạt động tri ân các anh hùng, liệt sĩ. Tại Đắk Nông, không hẹn mà gặp, nhiều cựu chiến binh, hàng trăm người dân thuộc các thành phần dân tộc đều tụ hội về các nhà bia tưởng niệm liệt sĩ ở các đồn Biên phòng để bày tỏ tấm lòng thành kính với những người con ưu tú đã vĩnh viễn nằm lại nơi vùng biên viễn này...
45 năm đã đi qua, nhưng trận chiến đấu quyết tử của Đồn Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) Hoa Lư, Sông Bé (nay là Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Hoa Lư, BĐBP Bình Phước) vẫn còn in đậm trong những trang sử vàng chói lọi về tinh thần yêu nước, về chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Trong trận chiến đấu này, 33 cán bộ, chiến sĩ (CB, CS) của đơn vị đã anh dũng ngã xuống vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Chiến thắng Đường 9-Khe Sanh trong Xuân Hè năm 1968 mang tầm vóc, ý nghĩa hết sức to lớn, là mốc son trong nghệ thuật chỉ đạo chiến lược tài tình của Đảng ta.
Ngày 30/6, Hội đồng thanh lý, tiêuhủyvũkhí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ Bộ Chỉ huy BĐBP Nghệ An đã tổ chức tiêuhủyvũkhí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ do các đơn vị vận động nhân dân giao nộp và tang vật các vụ án trong thời gian vừa qua.
Với hơn 400 ngày đêm chiến đấu chống quân Pol Pot, Đồn Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) Cầu Muống (nay là Đồn Biên phòng Cầu Muống) đã không quản ngại hy sinh, gian khổ, mưu trí, dũng cảm giết giặc lập công, bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Trong cuộc chiến đấu này, có 8 cán bộ, chiến sĩ (CB,CS) của đơn vị đã anh dũng hy sinh để bảo vệ tuyến biên giới Hồng Ngự.
Tuy vừa mới được thành lập (tháng 3/1976), lực lượng còn mỏng, trang bị còn thiếu, cơ sở vật chất doanh trại đồn, trạm còn sơ sài, nhưng từ năm 1977-1979, Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) Đồng Tháp đã cùng với nhân dân và các lực lượng vũ trang địa phương phối hợp chiến đấu, dũng cảm để bảo vệ nhân dân, bảo vệ biên giới. Trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc này, đơn vị có 41 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh và hơn 100 đồng chí là thương binh, bệnh binh.
Nhiều người tìm đến đây để hiểu hơn về một quãng thời gian khói lửa hào hùng của dân tộc qua những kỷ vật, tài liệu về chiến công của quân và dân ta trong Cuộc Tổng tiến công mùa Xuân năm 1975.
Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, BĐBP Tây Ninh đã đoàn kết thi đua lập công, chiến đấu và phối hợp chiến đấu 385 trận, tiêu diệt 1.285 tên địch, bắn bị thương nhiều tên khác, thu và phá hủy 443 vũkhí các loại, 4,5 tấn đạn, cùng nhiều đồ dùng, phương tiện chiến tranh khác. Qua chiến đấu, đã có 125 đồng chí anh dũng hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ biên giới thiêng liêng của Tổ quốc và 238 đồng chí bị thương.
Ra đời trong khói lửa chiến tranh tại căn cứ Trung ương Cục miền Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư lệnh Công an nhân dân vũ trang (nay là BĐBP), với khẩu hiệu “Chỉ biết còn Đảng là còn mình”, cán bộ, chiến sĩ Đoàn 180 An ninh vũ trang (ANVT) miền Nam luôn dũng cảm chiến đấu, bảo vệ tuyệt đối an toàn các đồng chí lãnh đạo Trung ương Cục miền Nam và cơ quan đầu não của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, lập được nhiều chiến công xuất sắc…
“Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” là sự kế thừa và phát triển truyền thống nghệ thuật quân sự Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh lịch sử - đỉnh cao chiến thắng của văn hóa quân sự Việt Nam hiện đại.
Cách đây 50 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân miền Bắc đã tổ chức chiến dịch phòng không quy mô lớn vào những ngày cuối tháng 12/1972, đánh bại chiến dịch tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương ở phía Bắc. Tầm vóc của thắng lợi này được ghi tạc vào lịch sử với niềm tự hào của dân tộc Việt Nam: Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.
Panzerfaust 3 (Pzf 3) là loại vũkhí chống tăng cơ động do Công ty vũkhí Dynamit Nobel Defense (trụ sở tại Đức) sản xuất. Đây là loại vũkhí chống tăng vác vai được thiết kế để tiêu diệt nhiều mục tiêu trên chiến trường, bao gồm các phương tiện như xe tăng chiến đấu hiện đại, xe chiến đấu bộ binh và xe chiến đấu bọc thép, các công trình như boong ke, công sự, tòa nhà và cơ sở hạ tầng khác của quân đội.
68 năm trôi qua, nhưng đường lối "kháng chiến toàn diện" của Đảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược với thành tựu lớn nhất là thắng lợi Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn nguyên giá trị.