Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) chuẩn bị sang Việt Nam thanh, kiểm tra lần thứ 4 về kết quả thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) của Việt Nam. Kết quả kiểm tra lần này là cơ sở để EC xem xét việc tháo gỡ “thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam. Nhận thức được điều này, thời gian qua, lực lượng BĐBP đã rốt ráo, tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng thực hiện các giải pháp chống khai thác IUU.
Chiều 26/5, tại Hải Phòng, Bộ Tham mưu các lực lượng: Quân chủng Hải quân, BĐBP và Cảnh sát Biển Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm trong công tác hiệp đồng bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Thiếu tướng Phạm Mạnh Hùng, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân; Thiếu tướng Nguyễn Văn Thiện, Phó Tư lệnh BĐBP; Đại tá Lê Đình Cường, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam đồng chủ trì hội nghị.
Ngày 25/5, Đoàn công tác liên ngành của tỉnh Thừa Thiên Huế do đồng chí Hoàng Hải Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn; giao Thượng tá Hoàng Minh Hùng, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng BĐBP Thừa Thiên Huế chủ trì tổ chức tuần tra, kiểm soát, nắm tình hình có liên quan đến quốc phòng, an ninh và các hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên vùng biển tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngày 26/5, tại Hà Nội, Bộ Tư lệnh BĐBP tổ chức Hội nghị giao ban tháng 5/2023 dưới sự chủ trì của Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP. Cùng dự có Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP cùng các đồng chí Thủ trưởng Bộ Tư lệnh BĐBP; Thủ trưởng Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, các cục; chỉ huy các cơ quan đơn vị khối cơ quan Bộ Tư lệnh và các học viện, nhà trường trong BĐBP.
Trở về từ Hội thi cán bộ giảng dạy chính trị năm 2023 cấp Bộ Tư lệnh BĐBP với giải Nhất, Đại úy Vũ Lý Huỳnh, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Xuân Đài, BĐBP Phú Yên vẫn còn vẹn nguyên cảm xúc. Anh chia sẻ: “Hội thi là “sân chơi” trí tuệ, bổ ích, giúp tôi bồi dưỡng nâng cao kiến thức toàn diện, năng lực, trình độ chuyên môn, từ đó áp dụng vào thực hiện nhiệm vụ chính trị. Cảm xúc của tôi từ hồi hộp đến vỡ òa khi biết mình đoạt được giải cao nhất”.
Sáng 25/5, tại Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Ngãi, Bộ Tư lệnh BĐBP tổ chức trao thưởng đột xuất cho Ban Chuyên án VBT6 vì có thành tích xuất sắc trong đấu tranh với hoạt động môi giới, tổ chức đưa tàucá, ngư dân đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài và lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân. Dự và phát biểu chỉ đạo có Thiếu tướng Nguyễn Văn Thiện, Phó Tư lệnh BĐBP; đồng chí Võ Phiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi.
Các lực lượng chức năng, trong đó có BĐBP thực hiện nhiệm vụ trên vùng biển, đảo Trường Sa thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động ngư dân chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong quá trình hành nghề. Trên cơ sở đó, bà con ngư dân đánh bắt trên vùng biển Trường Sa đang quyết tâm, chung sức cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” cho ngành thủy sản Việt Nam.
Đại úy Lê Hồng Sơn, sĩ quan điều tra Đội 1, Đoàn Đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm miền Trung (Đoàn 2), Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm BĐBP có dáng vóc thư sinh, nói vừa đủ nghe - khác hẳn với hình ảnh người lính làm nhiệm vụ phòng, chống tội phạm trên phim ảnh. Thế nhưng, với những gì thể hiện qua các chuyên án, vụ án, anh khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.
Thiếu lao động gay gắt trong khai thác thủy sản đã diễn ra nhiều năm qua, làm cho nhiều chủ tàu đánh cá lao đao, một số nghề đang đứng bên bờ vực thẳm. Ở thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi có cách làm hay, các lao động đóng góp lưới, trở thành “cổ đông” trên các tàu đánh cá. Ra biển ai cũng làm việc với tâm thế “ông chủ”, luôn đạt năng suất cao.
Ngày 23/5, Trung tá Hoàng Minh Đức, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Bến Đá, BĐBP Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết: Đơn vị vừa tổ chức tiếpnhận 14 ngư dân của tàucá BĐ 95346 TS do ông Trần Đăng Khoa (sinh năm 1978, trú tại Hoài Thanh, Hoài Nhơn, Bình Định) làm thuyền trưởng bị phá nước trong quá trình đánh bắt hải sản trên biển được tàucá Bà Rịa-Vũng Tàu cứu vớt, đưa vào bờ an toàn.
Những tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023, BĐBP Nghệ An không để xảy ra tình trạng quân nhân vi phạm kỷ luật, pháp luật và mất an toàn giao thông (ATGT). Phóng viên Báo Biên phòng đã có cuộc trao đổi với Đại tá Lê Như Cương, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP Nghệ An để làm rõ hơn về những giải pháp đơn vị đã triển khai, bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.
Với quyết tâm cao nhất cùng các địa phương ven biển và các bộ, ngành tháo gỡ “thẻ vàng” áp dụng đối với thủy sản Việt Nam của Ủy ban châu Âu (EC), Bộ Tư lệnh BĐBP đã triển khai đồng bộ các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Bên cạnh việc tăng cường tuần tra, kiểm soát tàucá, tuyên truyền ngư dân tuân thủ các quy định pháp luật về khai thác thủy, hải sản, các đơn vị BĐBP đã đẩy mạnh đấu tranh với các đường dây, đối tượng tổ chức môi giới cho tàucá, ngư dân ra vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép.
Tiếp tục cùng với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương ven biển chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), Bộ Tư lệnh BĐBP đã chỉ đạo các đơn vị chuẩn bị tốt các nội dung làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) sẽ sang Việt Nam thanh tra lần thứ 4 (dự kiến từ 23 đến 29/5). Bộ Tư lệnh BĐBP cũng đã thành lập đoàn kiểm tra do Đại tá Vũ Văn Hưng, Phó Tham mưu trưởng BĐBP làm trưởng đoàn trực tiếp kiểm tra công tác chống khai thác IUU tại BĐBP các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu và Tiền Giang từ ngày 15/5.
Trên vùng biển, đảo Trường Sa luôn có hàng trăm tàu thuyền với hàng nghìn lao động từ các địa phương của cả nước hành nghề khai thác hải sản, phát triển kinh tế. Trên ngư trường truyền thống, bà con luôn có sự đồng hành, hỗ trợ rất thiết thực, kịp thời của các cơ quan, đơn vị, lực lượng đứng chân trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Tinh thần đoàn kết, gắn bó quân dân tạo nên “thành trì’’ vững chắc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) từng đi vào thơ ca, nhạc họa nhờ vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc như một viên ngọc bích giữa vùng biển phía Đông Bắc của Tổ quốc ta. Ngày nay, cùng với sự phát triển của đất nước, đảo Cô Tô đã và đang trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.