Đã hơn 30 năm, nhưng câu chuyện vây bắt toán biệt kích - tay chân của trùm phản động Hoàng Cơ Minh với cái tên mỹ miều “Người truyền lửa về quê hương” của Đồn Biên phòng Thanh, BĐBP Quảng Trị dường như vẫn chưa bao giờ cũ. Câu chuyện càng trở nên hấp dẫn khi được chính “nhân chứng sống” - người cựu binh Biên phòng Lê Minh Mết kể lại. Chẳng có gì thú vị hơn khi tháng 3 lên biên giới được ôn lại truyền thống BĐBP Anh hùng.
Thực hiện quy chế phối hợp giữa Đảng ủy BĐBP tỉnh, thành và Huyện ủy, Quận ủy các quận, huyện biên giới. Đến nay, đã có nhiều cán bộ BĐBP tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở tại địa phương. Những việc làm đó đã góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức cơ sở Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền, qua đó, xây dựng tiềm lực chính trị tinh thần, tiềm lực quốc phòng vững mạnh. Báo Biên phòng lược ghi một số ý kiến tâm huyết của cán bộ BĐBP tham gia vào cấp ủy chính quyền địa phương.
Năm 2021 đánh dấu một năm đầy biến động và nhiều thách thức đối với đất nước ta. Đặc biệt, sự bùng phát của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP, cán bộ, chiến sĩ BĐBP đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, tích cực, chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác Biên phòng. Dưới đây là 10 sự kiện Biên phòng nổi bật năm 2021 do Báo Biên phòng bình chọn.
Giữa thời bình, trong hành trình chiến đấu với “giặc” Covid-19, người lính Biên phòng đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, hy sinh quên mình để vừa thực hiện nhiệm vụ “kép”, vừa giúp đỡ nhân dân vượt qua đại dịch. Dọc dài biên giới, ở bất cứ nơi đâu cũng hằn in dấu chân người lính quân hàm xanh trên những công trình, những mô hình, hoạt động cho nhân dân, vì nhân dân. Sự hy sinh thầm lặng đó của các anh đã góp phần tô thắm hơn phẩm chất của Bộ đội Cụ Hồ.
Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, ngay từ đầu tháng 2-2020, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đã quán triệt và triển khai kịp thời, quyết liệt, đồng bộ nhiều biện pháp phòng, chống dịch (PCD). Không chỉ sử dụng lực lượng tại chỗ, hàng ngàn cán bộ, chiến sỹ (CB,CS), hàng trăm phương tiện từ tuyến sau đã được điều động, tăng cường cho biên giới. Theo “tiếng kêu sơn hà nguy biến”, BĐBP đã tiên phong, lập phòng tuyến, bịt kín tuyến biên giới đất liền, bờ biển.
Nhận được tin mẹ mất, Thượngúy Nguyễn Văn Tân, nhân viên Văn thư-Bảo mật, Văn phòng cơ quan Bộ Chỉ huy BĐBP Kiên Giang và Thiếu tá Phan Thanh Xuân, Chính trị viên Đại đội Cơ động, Tiểu đoàn Huấn luyện-Cơ động thuộc BĐBP Kiên Giang đã nén nỗi đau ở lại đơn vị cùng đồng đội tiếp tục thực hiện nhiệm vụ.
Ghi nhận thành tích của các tập thể, cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19, ngày 25-8, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký Quyết định số 2863/QĐ-BQP tặng thưởng Bằng khen đối với 15 tập thể và 55 cá nhân vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19.
Trong đợt dịch Covid-19 bùng phát trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam vừa qua, các cơ quan, đơn vị trong toàn quân đã có nhiều hoạt động ý nghĩa, tích cực tham gia phòng, chống dịch bệnh như: Tiến hành xét nghiệm, điều trị bệnh nhân Covid-19, cách ly tập trung, vận chuyển và tiêm Vaccine phòng Covid-19, khử trùng, tẩy độc, hỗ trợ vật chất, kinh phí, tổ chức gian hàng 0 đồng giúp người nghèo....
Ngày 2-7-2021, Trung tướng Đỗ Danh Vượng, Chính ủy BĐBP đã ký Quyết định số 33/QĐ-BĐBP về việc tặng Bằng khen cho 62 tập thể và 118 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19.
Ngày 22-4-2019 là tròn 60 năm Ngày Báo Biên phòng ra số đầu tiên. Suốt chặng đường 60 năm xây dựng và trưởng thành, Báo Biên phòng đã trở thành người bạn thân thiết, tin cậy của cán bộ, chiến sĩ BĐBP và đồng bào các dân tộc trên mọi miền biên cương của Tổ quốc. Nhân dịp này, chúng tôi xin đăng tải những kỷ niệm, những trải lòng của một số đồng chí nguyên lãnh đạo, phóng viên của Báo Biên phòng.
Suốt 60 năm qua, phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt” luôn là tình cảm, quyết tâm và ý chí thống nhất của toàn lực lượng BĐBP trong sự nghiệp xây dựng, quản lý và bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Truyền thống tích cực chăm lo xây dựng đơn vị, gắn bó, tâm huyết với biên cương như quê hương thứ hai và tình cảm “hạt muối cắn đôi, bát cơm sẻ nửa” cùng đồng bào biên giới được cán bộ, chiến sĩ BĐBP tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác đã đi vào trang sử vàng của lực lượng và được chuyển hóa thành nhiều chương trình hành động cụ thể, sáng tạo.
“Tiểu đoàn 25 Công binh BĐBP có nhiệm vụ xây dựng các công trình chiến đấu thuộc đồn, trạm, sở chỉ huy BĐBP các cấp, tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình dân sinh trên các tuyến biên giới, bờ biển, hải đảo, rà phá bom mìn, vật cản trong khu vực biên giới... Trong thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, chiến sĩ phải đối mặt với nhiều khó khăn, nguy hiểm, vì vậy, Đảng ủy, chỉ huy đơn vị luôn quan tâm đến công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ. Nhờ đó, Tiểu đoàn 25 luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và phương tiện kỹ thuật” – Thượng tá Đỗ QuangVĩnh, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 25 Công binh BĐBP chia sẻ.
Sóng... Những con sóng chồm lên hai bên bờ đá trải dài, dòng nước đục ngầu đầu mùa trên sông Sê San không dữ dằn, cũng không hẳn hiền lành. Con sông cuộn mình lại nơi ghềnh đá, rồi bất ngờ duỗi thẳng ra, chảy về nơi hạ nguồn. Bên kia là nước bạn, bên kia là đất nước chùa tháp, đền đài nguy nga, huy hoàng của Rát-ta-na-ki-ri, một tỉnh lị ngày xưa và hôm nay của đất nước Cam-pu-chia tươi đẹp.
Đồn BPCK quốc tế Lệ Thanh là một trong những đơn vị được triển khai đầu tiên trên tuyến biên giới tỉnh Gia Lai, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Ngay sau ngày thành lập Đồn BPCK quốc tế Lệ Thanh lại phải bước vào cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và đẩy mạnh các đợt tuần tra, truy quét, tiêu diệt các toán phản động FULRO hoạt động phá hoại sự bình yên của các buôn làng. Sau những cuộc chiến đấu ác liệt đó, vinh quang sáng ngời trong nước mắt của người chiến sỹ Biên phòng đã tạo nên sức mạnh và tầm vóc một đơn vị Anh hùng. Tiếp nối những chiến công oai hùng của cha anh đi trước, các thế hệ người lính Đồn BPCK quốc tế Lệ Thanh đã nỗ lực cống hiến bằng tất cả tình yêu thương và trách nhiệm của mình dành cho biên giới...
Chúng tôi theo chân những người lính Biên phòng về các làng biển Nha Trang trong những ngày đầu năm mới 2015. Ngắm nhìn những tuyến phố vốn đã rực rỡ giờ càng ngời sáng, lung linh bởi rất nhiều sắc màu, cờ hoa, pa-nô, khẩu hiệu đón xuân, khiến lòng tôi xốn xang, khó tả trước diện mạo tươi đẹp của một thành phố du lịch được bạn bè quốc tế tôn vinh là "thiên đường biển đảo"… Bên cạnh niềm tự hào về bước đi lên của thành phố, hình ảnh những người lính Biên phòng với những nỗ lực trong công cuộc bảo vệ địa bàn, làm chỗ dựa vững chắc cho nhân dân xây dựng cuộc sống mới, cũng in đậm nét trong lòng mỗi người dân nơi này.