Chúng tôi trở lại Cha Lo, miền biên viễn phía Tây tỉnh Quảng Bình vào một ngày cuối năm. Nắng vàng “vén” mây để lộ ra đỉnh núi Giăng Màn cao vút cùng bầu trời xanh ngắt - điều mà không nhiều người may mắn được thấy khi đến xứ sở mây mù này. Tiết trời lạnh khiến hoa đào vẫn chưa nở, lộc non chưa chịu nảy trên những cành cây khẳng khiu, nhưng khi gặp những người lính Biên phòng, chúng tôi cảm nhận rất rõ mùa Xuân đã chạm ngõ vùng đất biên cương này…
Dọc theo đường biên giới các tỉnh Tây Nam bộ, bắt gặp hình ảnh lá cờ Tổ quốc đỏ tươi tung bay trong nắng gió, chúng tôi cảm thấy tự tin và ấm lòng. Bởi nơi đó, có sự hiện diện của các tổ, chốt Biên phòng. Đó cũng là đường biên, mốc giới - nơi đánh dấu điểm đầu của đất Mẹ yêu thương...
Trước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19, năm nay, cán bộ, chiến sĩ BĐBP sẽ tổ chức vui Xuân, đón Tết với quân số thường trực cao nhất tại đơn vị và các chốt kiểm soát trên toàn tuyến biên giới. Thấu hiểu được những khó khăn, vất vả và thiệt thòi đó, nên Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng đã có nhiều sự quan tâm đến BĐBP và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để hỗ trợ cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ tại các tuyến biên giới.
Đã bước sang năm thứ 5, kể từ ngày cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Non Nước, BĐBP thành phố Đà Nẵng nhận phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng Mai Thị Sây (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng). Những tình cảm chân thành, sự quan tâm của các anh là niềm vui tuổi già của mẹ. Cả cuộc đời mẹ đã dành cho cách mạng nên giờ là lúc những người lính Biên phòng thay mặt cho thế hệ đi sau “đáp nghĩa” công ơn của mẹ với tất cả sự kính trọng và lòng biết ơn…
Đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên tuyến biên giới các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Thiếu tướng Nguyễn Hoài Phương, Phó Tư lệnh BĐBP lưu ý, dịp cuối năm, bà con Việt kiều, những người đi làm ăn tại các nước trong khu vực có nhu cầu về Việt Nam ăn Tết Nguyên đán rất lớn. Trong đó, một số người không muốn cách ly sẽ tìm mọi cách nhập cảnh trái phép qua các đường mòn, lối mở trên biên giới. Tỷ lệ người “lọt” qua biên giới không nhiều, nhưng rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh lây lan qua biên giới vào nội địa. Chính vì vậy, nhiệm vụ của lực lượng BĐBP càng thêm nặng nề...
Lên sóng VTV3 từ năm 2006, 14 năm qua, chương trình “Chúng tôi là chiến sĩ” (năm 2020 đổi tên là “Chiến sĩ 2020”) đã ghi dấu sự nỗ lực của các quân, binh chủng, học viện, nhà trường trong toàn quân. Ga la kỷ niệm sinh nhật lần thứ 14 của chương trình được phát sóng ngày 7-1-2021 trong không khí ấm cúng với những kỷ niệm, cuộc hội ngộ đầy ý nghĩa.
Không nước sạch, không điện lưới, nắng thì nóng, mưa thì dột, không đêm nào ngủ được ngon giấc, phần vì đi tuần tra, chốt chặn, phần thì bị muỗi mòng tấn công - đó là thực trạng của những người lính Biên phòng tại các tổ, chốt phòng chống dịch Covid-19 trên tuyến biên giới Kiên Giang hiện nay.
Diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 ở Campuchia và các nước trong khu vực đang gia tăng áp lực lên công tác biên phòng trên tuyến biên giới Tây Nam. Quyết tâm phòng ngừa dịch bệnh lây lan qua biên giới, BĐBP các tỉnh, thành phố đang tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng quyết liệt tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát. Lên biên giới thời điểm này, mới cảm nhận sâu sắc hơn những nỗ lực không ngừng nghỉ của những người làm nhiệm vụ gác “cửa ngõ” vùng biên.
“Ký ức chiến tranh” là bộ sách mà tác giả là chính những người lính Quân tăng cường Thủ đô Hà Nội chi viện cho chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Giá trị của cuốn sách không phải là ngôn từ mỹ lệ mà chính là hiện thực lịch sử chân thực, là những ký ức sâu sắc về chiến trường bom đạn, là tình đồng đội, đồng chí đoàn kết, yêu thương nhau hết lòng. Vượt lên sự khốc liệt của chiến tranh, những người lính Thủ đô thủa ấy luôn kiên cường, quả cảm mà vẫn rất hào hoa.
Thời gian qua, Bộ Chỉ huy BĐBP Kiên Giang đã duy trì và thực hiện nhiều giải pháp nhằm đảm bảo tuyệt đối về an toàn giao thông cho cán bộ, chiến sĩ trong toàn đơn vị, nhằm góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Gần 20 năm phục vụ trong quân ngũ, trải qua nhiều cương vị công tác tại BĐBP Bến Tre, dù ở cương vị nào, Trung tá Huỳnh Trung Dũng cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, năm 2016, được phân công về công tác tại Đồn Biên phòng Cửa Đại, BĐBP Bến Tre, anh được biết đến là người Đồn trưởng gương mẫu, tận tụy với công việc, luôn nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Nhiều tháng liền, các lực lượng chức năng cùng với đội tìm kiếm cứu nạn đã nỗ lực không ngừng nghỉ với quyết tâm cao để tìm kiếm các nạn nhân mất tích tại khu vực sạt lở đất của Nhà máy thủy điện Rào Trăng 3, thuộc xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Phóng viên Báo Biên phòng đã có cuộc trao đổi với Thượng tá Nguyễn Trung Kiên, Trưởng khoa Giám biệt nguồn hơi, Trường Trung cấp 24 Biên phòng - người trực tiếp tham gia công tác tìm kiếm các nạn nhân để lắng nghe những chia sẻ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đầy khó khăn, vất vả.
Chỉ trong vòng chưa đầy nửa tháng, bằng sự mưu trí và quyết tâm cao độ, Đoàn Đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm miền Trung (Đoàn 2), Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm BĐBP đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển ma túy từ biên giới tỉnh Nghệ An về thành phố Đà Nẵng tiêu thụ, với tang vật 1kg Ketamine. Đây là lượng ma túy dạng Ketamine lớn nhất từ trước đến nay được phát hiện, thu giữ tại thành phố Đà Nẵng.
Ngày 20-10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Quyết định số 1628/QĐ-TTg về việc cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” cho 22 liệt sĩ thuộc Bộ Quốc phòng đã hy sinh ngày 18-10-2020 trong thực hiện nhiệm vụ giúp dân khắc phục hậu quả mưa lũ tại khu vực huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Trời thành Vinh sáng ngày 19-10 mưa tầm tã, mưa trắng xóa cả phố phường. Dường như ông trời cũng chung nỗi đau với lòng người dân xứ Nghệ đang quặn thắt khi đón những người con ưu tú quê hương ra đi anh dũng hy sinh và nay trở về với đất mẹ thân yêu.