Sáng 28/2, đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Trung ương Đảng, Quyền Chủ tịch nước cùng đoàn công tác đã đến thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ, học viên Học viện Biên phòng nhân dịp kỷ niệm 64 năm Ngày Truyền thống BĐBP (3/3/1959-3/3/2023), 34 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3/3/1989-3/3/2023), 60 năm Ngày Truyền thống Học viện Biên phòng (20/5/1963 - 20/5/2023).
7 tập thể, 6 cá nhân được vinh danh đều là những nhân tố đi đầu, những hạt nhân tiêu biểu của phong trào thi đua yêu nước, có sức lan tỏa rộng lớn trong toàn xã hội.
Bắt nguồn từ dãy Trường Sơn hùng vĩ rồi chảy dọc theo vĩ tuyến 17, sông Bến Hải dài hơn 100km, là ranh giới giữa hai huyện Gio Linh và Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị) từng mang trong mình nỗi đau hơn 20 năm chia cắt đất nước. Bởi vậy mà cứ mỗi khi nhìn cờ Tổ quốc tung bay trên kỳ đài Hiền Lương, người ta lại nhớ về quá khứ để trân trọng hơn độc lập, tự do, hạnh phúc ngày hôm nay.
Với quyết tâm hạn chế tình trạng buôn lậu qua biên giới, thời gian qua, BĐBP Đồng Tháp đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, quản lý chặt chẽ biên giới, cửa khẩu, đồng thời tổ chức lực lượng nắm bắt tình hình, mật phục ngăn chặn kịp thời những đường dây, ổ nhóm vận chuyển hàng lậu ngay từ cửa ngõ biên giới.
Do mưa to liên tục kéo dài, nhiều địa phương ở các tỉnh miền Trung xảy ra lũ cục bộ, sạt lở đất đe dọa đến tính mạng, tài sản của nhân dân. BĐBP các tỉnh đã điều động lực lượng, phương tiện cùng lực lượng chức năng sát cánh cùng nhân dân ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Trưởng thành từ chiến sĩ, thấu hiểu những hy sinh, mất mát của nhân dân, bởi thế Đại tướng Phùng Quang Thanh rất quan tâm đến công tác chính sách. Trong đó đồng chí dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác phụ nữ trong quân đội, luôn tạo điều kiện thuận lợi cho chị em phát triển.
Một ngày giữa tháng 8-2021, theo chân tổ tuần tra của Đồn Biên phòng Hòn Khoai, BĐBP Cà Mau tuần tra trên đảo, chúng tôi mới cảm nhận được nỗi gian truân, vất vả của những người lính nơi đây. Dù trên đảo Hòn Khoai hiện nay đã có đường bê tông kiên cố chạy bao quanh đảo, nhưng đường tuần tra của BĐBP vẫn phải cắt rừng, leo trèo qua các vách đá, đất đỏ trơn trượt. Đi đến đâu, tổ trưởng tổ tuần tra cũng nhắc nhở anh em cẩn thận, vừa quan sát, kiểm tra xem có dấu hiệu gì mới, lạ trên đảo so với ngày hôm trước, vừa phải để ý các loại côn trùng độc có thể tấn công...
Chúng tôi gọi chương trình “Tết sum vầy - Mừng Xuân, ơn Đảng” được tổ chức mới đây tại xã Đắk Nhoong, huyện Đắk Lây, tỉnh Kon Tum là “đêm huyền diệu” nơi cực Bắc Tây Nguyên không chỉ ở đó có điệu múa xoan, tiếng cồng chiêng chếnh choáng trong men say rượu cần, bên ánh lửa hồng giữa tiết trời cuối Đông giá lạnh. Huyền diệu không chỉ trong nụ cười của các chủ nhân biên giới rực lên nét đẹp tình người, mà còn có những mối lương duyên bền chặt, nửa như thực, nửa như mơ. Còn với người Giẻ Triêng ở Đắk Nhoong thì lại rất thực tế khi rằng có được Tết sớm trên quê hương là nhờ ơn Đảng, ơn Bác Hồ…
Đại tướng Lê Đức Anh (bí danh Sáu Nam) không chỉ thể hiện vai trò chỉ huy quân sự tài tình trong suốt cuộc trường chinh đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, mà còn ghi dấu ấn trong trận chiến cuối cùng giải phóng hoàn toàn miền Nam khi là một trong 8 vị Chỉ huy của Chiến dịch Hồ Chí Minh và trực tiếp chỉ huy cánh quân Tây Nam, một trong 5 cánh quân tấn công vào Sài Gòn trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Vị Đại tướng từng kinh qua các cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc với nhiều chiến tích rồi trở thành người lãnh đạo đất nước giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới - Đại tướng, Chủ tịch nước Lê Đức Anh, đã để lại ấn tượng sâu sắc với những người từng được gặp, tiếp xúc với ông về tấm gương một nhà lãnh đạo quân sự tài năng, một nhà chính trị mẫn cảm và một đảng viên cộng sản hết lòng phục sự đất nước cho đến tận cuối cuộc đời.
Trong khoảng 10 năm (từ 1960-1970), Mỹ-ngụy tăng cường thả thám báo, biệt kích nhằm nắm tình hình ở khu vực huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Giữa bộn bề khó khăn, vất vả, quân và dân huyện Quảng Ninh, tiêu biểu là Đồn Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) Làng Ho, Làng Mô vẫn nêu cao tinh thần cảnh giác, phát hiện, bắt sống nhiều toán biệt kích. Những câu chuyện “đánh biệt kích” vẫn được người dân nơi đây kể lại với niềm tự hào.
Sáng 28-7, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ Quân chủng Phòng không - Không quân đóng quân trên địa bàn Quân khu 4 và đông đảo người dân xứ Nghệ, người thân gia đình hai phi công hy sinh trong khi làm nhiệm vụ bay huấn luyện tại Nghệ An đã thắp nén hương tiễn đưa hai liệt sĩ - ThượngtáKhuấtMạnhTrí và Đại tá Phạm Giang Nam về nơi an nghỉ cuối cùng với lòng tiếc thương vô hạn.
Sáng 28-7, tại Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 4 (Quân khu 4), Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không- Không quân (PK-KQ) và Đảng ủy, Chỉ huy Sư đoàn Không quân 371 đã tổ chức trọng thể Lễ truy điệu hai đồng chí liệt sĩ phi công: ThượngtáKhuấtMạnhTrí và Đại tá Phạm Giang Nam.
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 919/QĐ-TTg cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” cho 2 liệt sĩ thuộc Bộ Quốc phòng: Đại tá Phạm Giang Nam, nguyên quán: Xã Thái Giang, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình và ThượngtáKhuấtMạnhTrí, nguyên quán: Phường Lê Lợi, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.
Ngày 27-7, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký Quyết định truy thăng quân hàm sĩ quan đối với hai đồng chí phi công của Trung đoàn 921, Sư đoàn 371 (Quân chủng Phòng không - Không quân) hy sinh trong khi làm nhiệm vụ bay huấn luyện.