Dân tộc Chăm là một trong những dân tộc thiểu số có số dân đông nhất tại tỉnh Bình Thuận và có nhiều vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh biên giới biển. Trong thời gian qua, BĐBP Bình Thuận đã có nhiều chương trình, biện pháp nhằm vận động người dân tộc Chăm vào công tác bảo vệ an ninh biên giới biển và đạt được nhiều kết quả tích cực.
Không chỉ làm tốt công tác bảo tồn vănhóa của đồng bào mình, già làng C’Lâu Nhím còn là người có uy tín vận động người dân cùng xóa bỏ hủ tục tảo hôn, kết hôn cận huyết thống ở địa phương mình.
Nghị quyết số 27 của Ban Chấp hành Tỉnh ủy Hà Giang về xóa bỏ hủ tục, phong tục tập quán lạc hậu, xây dựng nếpsốngvăn minh được ban hành. Đây là kim chỉ nam cho cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức thựchiện nhằm hoàn thành mục tiêu đến năm 2030 xóa bỏ hoàn toàn các hủ tục trên địa bàn tỉnh Hà Giang nói chung, huyện Quang Bình nói riêng. Đến nay, trên địa bàn huyện không có trường hợp nào vi phạm tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Đây là minh chứng cho thấy nghị quyết của Đảng đã đi vào cuộc sống.
Đã trở thành việc làm thường xuyên, bất kể thời tiết nắng mưa, cán bộ, chiến sĩ (CB, CS) Đồn Biên phòng Quất Lâm, BĐBP Nam Định đều cử cán bộ xuống tận tàu cá thăm hỏi, nắm tình hình trước khi ngư dân ra khơi. Cùng với đó, các anh còn tổ chức tuyên truyền, phổ biến các kiến thức pháp luật, trang bị kỹ năng cần thiết cho ngư dân khi gặp nạn trên biển, đồng thời, yêu cầu các tàu cá phải thường xuyên thông báo tình hình bằng hệ thống thông tin liên lạc trên tàu với đồn Biên phòng và tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật khi hành nghề trên biển.
Đó là chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tại Lễ khai giảng năm học 2023-2024 Trường Cao đẳng Biên phòng diễn ra sáng 19/9, tại Bắc Giang.
Huy động nguồn lực từ cộng đồng, vùng biển của một huyện tại tỉnh Bình Thuận đã được quản lý, khai thác hiệu quả. Người dân cũng tích cực tham gia bảo vệ, khôi phục nguồn lợi thủy sản nhằm xây dựng nghề cá bền vững. Với sự vào cuộc tích cực của người dân, nhiều rạn san hô đã phục hồi, có những loại cá tưởng như biến mất đã trở lại.
Những tiếng “ê a” đánh vần trong ánh đèn đêm của điểm trường vùng biên giới làm không gian rộn rã dần lên. Lớp học đặc biệt ban đêm miền biên viễn ấy dành cho các chị, các mẹ người đồng bào và cả những người Lào theo học.
Thựchiện Chương trình phối hợp “Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động vănhóa, thể thao, du lịch và gia đình trên địa bàn khu vực biên giới tỉnh Kon Tum giai đoạn 2018-2022” (gọi tắt là Chương trình), trong 5 năm qua, Bộ Chỉ huy BĐBP Kon Tum đã phối hợp chặt chẽ với Sở Vănhóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh triển khai nhiều hoạt động thiết thực mang lại hiệu quả cao cho người dân vùng biên.
Phát triển vănhóa đọc nhằm nâng cao dân trí, góp phần xóa bỏ hủ tục, đồng thời bảo tồn, phát huy bản sắc vănhóa dân tộc. Với vai trò và tầm quan trọng ấy, tỉnh Lai Châu đã tích cực, chủ động triển khai thựchiện Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà vănhóa, câu lạc bộ” và Đề án “Phát triển vănhóa đọc trong cộng đồng”... Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về vai trò của sách, tri thức; ý nghĩa của vănhóa đọc đối với sự phát triển của xã hội.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy cùng sự am hiểu sâu rộng về kiến thức chuyên môn, Thiếu tá Tạ Quang Khởi, giảng viên Công nghệ thông tin thuộc Khoa Khoa học cơ bản, Trường Cao đẳng Biên phòng đã trở thành một tấm gương tiêu biểu trong việc khơi dậy niềm đam mê và tình yêu “nghề” cho học viên nhà trường.
Tỉnh Kon Tum có đường biên giới dài hơn 290km tiếp giáp với nước bạn Lào và Campuchia; khu vực biên giới gồm 99 thôn, làng thuộc 4 huyện biên giới là Đăk Glei, Ngọc Hồi, Sa Thầy, Ia H’Drai và có 24 dân tộc anh em sinh sống, trong đó, dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm gần 80%. Là khu vực vùng sâu, vùng xa ở khu vực biên giới, trong nhiều năm qua mặc dù đời sống của nhân dân nơi đây đã có nhiều khởi sắc đi lên, song so với mặt bằng chung của cả tỉnh thì cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội còn gặp rất nhiều khó khăn.
Những năm qua, huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình gắn với các quy định về phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số. Đặc biệt, huyện triển khai có hiệu quả Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số” giai đoạn 2021-2025.
Bộ phim “Cuộc chiến không giới tuyến” bắt đầu khởi chiếu từ ngày 11/9/2023, hứa hẹn sẽ mang tới cho khán giả một câu chuyện vừa kịch tính vừa dung dị, chân thực và giàu cảm xúc về những người lính canh giữ biên cương.
Thựchiện Chiến lược công tác dân tộc, lực lượng quân đội mà nòng cốt là BĐBP đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương các tỉnh vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi triển khai có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
Mèo Vạc là huyện vùng cao khó khăn của tỉnh Hà Giang. Huyện có 18 xã, thị trấn và 199 thôn tổ dân phố với tổng trên 92.000 người, với 17 dân tộc cùng sinh sống. Trong đó, dân tộc Mông chiếm trên 78%. Đói nghèo thường đi liền với lạc hậu và tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống (HNCHT). Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền phòng chống tảo hôn tới các mô hình dòng họ xóa bỏ hủ tục, tảo hôn, HNCHT nên từng bước đã làm cho nhận thức của người dân, được chuyển biến theo hướng tích cực.