Thắng lợi của Hiệp định Paris là đỉnh cao của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng (1945 - 1975). Đây là văn kiện pháp lý quốc tế khẳng định thắng lợi to lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, với những điều khoản quan trọng. Từ điểm tựa chiến lược của Hiệp định Paris, quân và dân ta đã tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Gần 60 năm trước, những con tàu Không số vận chuyển vũ khí từ miền Bắc, vượt qua nghìn trùng hiểm nguy, hàng rào vây ráp của quân địch, cập bến Vũng Rô (Phú Yên). Từ đây, hàng trăm tấn vũ khí, đạn dược đã được chuyển tiếp, chi viện cho chiến trường Khu V và Tây Nguyên, góp phần quan trọng trong cuộc chiến đấu của các lực lượng vũ trang Quân khu 5, thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển mạnh, tiến đến giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước... Những câu chuyện về tàu Không số và bến Vũng Rô mãi là khúc tráng ca bất tử trong lòng dân tộc.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc ta, hình ảnh anh chiến sĩ Giải phóng quân với lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu dũng cảm đã được chúng ta biết đến qua những bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu và Lê Anh Xuân. Nhưng không chỉ có vậy, trong đội ngũ giải phóng quân miền Nam anh hùng còn có những thi sĩ - chiến sĩ, họ là những chiến sĩ vừa dũng cảm chiến đấu, vừa viết văn, làm thơ để động viên đồng đội vượt qua gian khổ, chiến đấu hy sinh cho ngày thống nhất đất nước và Đại tá Nguyễn Hồng Minh là một người như thế.
Được tôi luyện và thử thách, chiến đấu trong điều kiện vô cùng khó khăn, gian khổ ở các địa bàn xa xôi, địa hình phức tạp, nhưng các thế hệ cán bộ, chiến sĩ BĐBP Trà Vinh luôn trung thành với Đảng, vững vàng nơi đầu sóng ngọn gió. Suốt 60 năm qua, dấu chân của người chiến sĩ Biên phòng Trà Vinh đã in đậm trên khắp các nẻo đường tuần tra, luôn đồng cam, cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi, gắn bó máu thịt với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và nhân dân ở khu vực biên giới biển.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, nhà chiến lược quân sự thiên tài, Anh hùng giải phóng dân tộc, người Cha thân yêu của lực lượng vũ trang (LLVT) và Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam.
Chiến dịch Hồ Chí Minh là đỉnh cao của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh là thắng lợi vĩ đại nhất, trọn vẹn nhất, kết thúc 30 năm chiến tranh lâu dài, gian khổ, ác liệt nhất nhưng cũng vẻ vang nhất trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta, mở ra một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 là thắng lợi của lòng yêu nước nồng nàn và khát vọng hòa bình, độc lập, tự do.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước vào ngày 30/4/1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi. Từ đây, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tập trung sức lực và trí tuệ hàn gắn vết thương chiến tranh, tích cực xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện.
Chiều 18-5, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, Hội Truyền thống Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh Việt Nam và TP Hà Nội đã tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày Truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2019).
Nhiều hồ sơ tuyệt mật của Lầu Năm Góc vừa được giải mật đã cho thấy, Chính phủ Mỹ bị “sa lầy” trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam trước đây. Nhưng “đâm lao phải theo lao”, buộc các đời Tổng thống Mỹ phải tìm mọi cách để cứu vãn tình thế, kể cả “đánh lừa” Quốc hội tạo cớ tấn công miền Bắc Việt Nam và huy động tối đa thanh niên nhập ngũ đưa sang Việt Nam thực hiện cuộc chiến phi nghĩa.
Việc nghiên cứu kỹ những bức điện ngắn gọn giữa chiến trường với Bộ Tổng Tư lệnh trong Tổng tiến công mùa xuân năm 1975, đã toát lên tinh thần thép và những tính toán đầy mưu lược của Quân đội ta, thể hiện tư tưởng lớn, giữ kín ý đồ chiến lược, tạo nên yếu tố bất ngờ đối với quân địch. Đại thắng mùa xuân năm 1975 chính là “minh chứng thép” cho tài mưu lược của quân và dân ta, dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng.
“Từ trận Mậu Thân ấy tới giờ đã 50 năm rồi! Thân xác các anh nằm đây, nhưng có những gia đình chắc gì biết chỗ tìm tới. Hoàn cảnh hồi đó, nếu giấy báo tử có ghi nơi hy sinh thì chỉ chung chung là chiến trường Phú Yên, chứ khó xác định tại khu vực này, mà cũng chưa hẳn đã chính xác ngày tháng. Vì vậy, vợ chồng tôi đã coi việc giỗ chạp cho các anh là một chuyện phải làm, như trách nhiệm của người trong gia đình đối với người thân đã khuất” - Lời tâm sự ấm áp nghĩa tình của bà Nguyễn Thị Phước khiến chúng tôi cảm động.
“Ngụybinh cũng là con dân nước Việt, nhưng vì dại mà đi lầm đường, cho nên tôi và Chính phủ sẵn sàng tha thứ những người sớm biết lỗi và quay về với đại gia đình kháng chiến”
Đại tá Trần Văn Thà là nguyên mẫu trong vở kịch nổi tiếng “Đại đội trưởng của tôi” của tác giả Đào Hồng Cẩm. Trong 930 ngày đêm làm Chỉ huy trưởng đảo Cồn Cỏ, với biệt danh “Con cọp đen”, ông và 129 cán bộ, chiến sĩ trên đảo đã đi vào những thước phim và tác phẩm nổi tiếng “Họ sống và chiến đấu” của nhà văn Nguyễn Khải…
Ngày Giải phóng Thủ đô 10-10-1954, không chỉ ghi dấu một chặng đường phát triển của Thủ đô Hà Nội, mà còn là mốc son chói lọi trong lịch sử dựng và giữ nước của cha ông ta. Trước tinh thần chiến đấu ngoan cường của quân và dân ta trong suốt 9 năm kháng chiến trường kỳ, đặc biệt là sau thất bại tại Điện Biên Phủ năm 1954, thực dân Pháp buộc phải ký Hiệp định Geneve (21-7-1954) công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia; chấp nhận rút quân khỏi miền Bắc Việt Nam.