Tôi có ấn tượng sâu sắc với tấm áo trấn thủ Điện Biên với những đường may chéo hình quả trám. Mỗi đường may như gửi gắm vào đó bao tình cảm quân dân như “cá với nước”. Có lẽ, ít có tấm quân phục nào giản dị đơn sơ mà sống mãi trong ký ức người lính Điện Biên đậm nét như thế. 36 đường may trên áo là 36 đường gian khó, là những ngày rát bàn tay, rộp da tay, chân bấm võng nền đường mòn vẹt cả đế giày, đế dép để “kéo pháo vào” rồi “kéo pháo ra” thực hiện phương châm nổi tiếng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp “Đánh chắc, tiến chắc”.
Sau đại dịch Covid-19, du lịch Lai Châu đã có bước phục hồi mạnh mẽ, lượng khách đến Lai Châu năm 2022 tăng trên 103% so với năm 2021; doanh thu tăng khoảng 132%. Từ đó, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân và đồng bào dân tộc trên địa bàn, tạo hình ảnh mới về Lai Châu trên bản đồ du lịch Việt Nam.
Buôn Ako Dhong là buôn đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk được công nhận là buôn du lịch cộng đồng. Ako Dhong được mệnh danh là buôn giàu đẹp nhất tỉnh không chỉ bởi sự giàu có về vật chất của người dân nơi đây, mà còn mang đậm bản sắc văn hóa, được đồng bào Ê Đê gìn giữ qua nhiều thế hệ.
Hiện nay, tỉnh An Giang có 29 làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận, trong đó, có 14 làng nghề và 15 làng nghề truyền thống, với 3.706 hộ sản xuất - kinh doanh, 11.482 lao động có việc làm thường xuyên. Đến với An Giang, du khách sẽ được trải nghiệm, tham quan các làng nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ, cơ sở sản xuất hàng đặc sản để tìm hiểu các giá trị văn hóa và thỏa thích mua sắm các sản phẩm đặc trưng truyền thống.
Mấy mươi năm qua, chẳng ai còn nhớ bước chân già A Biu đã đi lang thang những đâu để tìm ching chiêng, đàn, trống, tượng gỗ… rải rác trong cộng đồng Ba Na. Bây giờ, già A Biu lại bắt tay vào làm du lịch cộng đồng để mọi người cùng hướng theo.
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nói chung, giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam nói riêng là một trong những nội dung được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm từ khi khởi thảo Đề cương về văn hóa Việt Nam cho tới thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay.
Những năm qua, cùng với việc phát triển kinh tế gia đình, đồng bào dân tộc Xơ Đăng ở buôn Kon H’rinh, xã Ea H’đinh, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk luôn chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Nơi đây hiện vẫn còn lưu giữ được những bộ chiêng quý cùng đội cồng chiêng các thế hệ từ già đến trẻ, người chỉnh chiêng giỏi và lễ hội truyền thống vẫn được tổ chức hàng năm.
Khi nói đến huyện Tân Châu (tỉnh An Giang), người ta nghĩ ngay đến xứ lụa, bởi những thước vải lụa Lãnh Mỹ A vang bóng một thời đã làm nên thương hiệu đặc trưng cho vùng đất này. Trải qua bao thăng trầm, lụa Tân Châu dần dần bị mai một khiến bao người thợ nghề phải trăn trở, tiếc nuối. Nhưng rồi, qua bao năm tháng bĩ cực, làng nghề dệt lụa Tân Châu đang từng bước hồi sinh trở lại.
Nếu ví cung đường biên giới Bắc TâyNguyên như dải thổcẩm mềm mại, đa sắc thì dãy Trường Sơn hùng vĩ, trập trùng giữa đại ngàn mênh mông là đôi vai săn chắc của chàng dũng sĩ trong trường ca Đam San. Tấm thổcẩm thần thánh ấy trải dài từ miền cực Nam Lào đến vùng Đông Bắc Campuchia, choàng lên đôi vai của chàng dũng sĩ đang dang rộng vòng tay giữa đất trời.
Tục gọi hồn của người Thá; tục vỗ mông của người H’Mông, tục “bắt chồng” ở TâyNguyên hay đi ăn trộm lấy may của người Lô Lô... là một số phong tục ngày Tết của các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Trong kháng chiến chống Mỹ, bên này núi Chư Pông (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) là nơi ghi dấu chiến dịch đầu tiên đánh quân Mỹ trên chiến trường miền Nam, với những địa danh Plei Me, “thung lũng Ia Drăng” đã đi vào huyền thoại. Phía bên này núi Chư Pông cũng là quê hương của Anh hùng Kpă Klơng, người con ưu tú của dân tộc Jrai, đã anh dũng hy sinh sau khi trực tiếp tham gia chiến đấu 32 trận, tiêu diệt 124 tên Mỹ-ngụy… Ở góc độ nghệ thuật, Chư Pông cũng là cái tên gợi lên niềm cảm xúc trong sáng tác văn học, âm nhạc với “dáng đứng” được sánh ngang mặt trời. Chư Pông bên này núi hôm nay còn là vùng biên yên bình trong vòng tay người lính Biên phòng.
Nhằm phát triển dịch vụ - du lịch trở thành mũi nhọn quan trọng trong phát triển kinh tế, huyện Bảo Lạc đã xây dựng Đề án “Phát triển dịch vụ - du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc huyện Bảo Lạc giai đoạn 2021-2025”, với mục tiêu đến năm 2025 thu hút khách du lịch đạt 30.000 lượt khách, trong đó, khách nội địa 20.000 lượt, khách quốc tế 10.000 lượt.
Mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ với những dải rừng nguyên sinh chạy dài, cùng với khí hậu ôn hòa, quanh năm mát mẻ và những con suối nhỏ luồn qua những kẽ đá hình thành nên dòng nước mạnh mẽ đổ xuống, càng khiến cho thác Pa Sỹ đẹp tựa như dải lụa mềm trắng xóa, tinh khôi, trữ tình, thơ mộng. Khung cảnh này đã điểm tô cho vùng đất mang đậm bản sắc văn hóa của người Mơ Nâm (một nhánh của dân tộc Xê Đăng) giữa đại ngàn Măng Đen huyền thoại.
Những ngày tháng 11 se se lạnh. Khắp không gian ngập tràn mùi của rơm rạ sau vụ thu hoạch lúa, mùi của thảo quả chín thơm nồng trên cung đường lên bản người Thái… khiến chúng tôi cứ nao nao. Có lẽ, hẳn rất ít người biết được, trong cộng đồng 25 dân tộc anh em cùng sinh sống, có một bản rất đặc biệt - đó là bản Ngoang ở xã Thẳm Dương, huyện Văn Bàn là bản duy nhất ở tỉnh Lào Cai có đông đồng bào Thái (96/98 hộ là dân tộc Thái). Bản Ngoang còn là bản trồng lúa nếp đặc sản “Khẩu Tan Đón” nhiều nhất xã Thẳm Dương…
Dưới chân ngọn núi Kông Lơng Khơng thuộc huyện Kbang, tỉnh Gia Lai bây giờ đã có một ngôi làng du lịch. Ngày đón những lượt khách đầu tiên, những gia đình tham gia phục vụ, từ bán con gà, mớ lá mì, ngọn rau đắng, trái cà gai, ghè rượu, hay mặc trang phục dân tộc diễn tấu ching chiêng đều có thù lao bằng hoặc hơn hẳn một ngày đi làm rẫy thuê.