Nghị định 72/2013/NĐ-CP đã định nghĩa: “Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác”. Như vậy, mạng xã hội còn được hiểu là một hệ thống mạng lưới giúp con người kết nối và chia sẻ thông tin với nhau về mọi lĩnh vực.
Những năm qua, cùng với việc phát triển kinh tế gia đình, đồng bào dân tộc Xơ Đăng ở buôn Kon H’rinh, xã Ea H’đinh, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk luôn chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Nơi đây hiện vẫn còn lưu giữ được những bộ chiêng quý cùng đội cồng chiêng các thế hệ từ già đến trẻ, người chỉnh chiêng giỏi và lễ hội truyền thống vẫn được tổ chức hàng năm.
Tích cực đến các thôn làng, gần gũi nói chuyện, tâm sự, luôn sẵn lòng giúp đỡ và vận động người dân xóa bỏ hủ tục, tập trung phát triển kinh tế, chị H’Uyên Niê, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai đã và đang từng bước cùng đồng bào Gia Rai đẩy lùi vấn nạn tảo hôn ra khỏi thôn làng.
Vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Đặc biệt, trong thời kỳ đổi mới, các nguyên tắc, quan điểm cơ bản về vấn đề dân tộc tiếp tục được khẳng định và bổ sung nhằm phát huy mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Do đó, để thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc của Đảng, những năm qua, Bộ Tư lệnh BĐBP đã ký Quy chế phối hợp với Ủy ban Dân tộc (UBDT) và Hội đồng Dân tộc (HĐDT) của Quốc hội để chung tay nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân khu vực biên giới, biển đảo.
Nhiều con đường ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk được các họa sĩ thay “chiếc áo mới” rực rỡ sắc màu bằng những bức bích họa về khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đại ngàn, sinh hoạt thường ngày của bà con buôn làng, giá trị văn hóa truyền thống, nét đẹp buôn làng… Tất cả được tô vẽ một cách chân thực làm say đắm lòng người yêu vùng đất, con người và văn hóa Tây Nguyên.
Nằm ở phía Nam Tây Nguyên, tỉnh ĐắkNông có 141km đường biên giới trải dài trên 77 thôn, buôn, bon thuộc 7 xã của 4 huyện là Đắk Mil, Đắk Song, Cư Jút, Tuy Đức và tiếp giáp với tỉnh Mondulkiri, Vương quốc Campuchia. Từ nhiều năm qua, tình đoàn kết, hữu nghị giữa chính quyền, nhân dân và lực lượng bảo vệ biên giới của hai tỉnh đối diện luôn được chăm lo vun đắp, tạo sự nhất quán trong mỗi phương châm, hành động và dành cho nhau tình cảm sâu sắc nhất trong cuộc sống. Đặc biệt, trước những thách thức đến từ vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống, hai địa phương vẫn luôn bám sát phương châm “làm việc theo nguyên tắc, ứng xử bằng cả tấm lòng”, cùng nhau xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới bình yên và phát triển…
Tính từ 17 giờ ngày 20-10 đến 17 giờ ngày 21-10, Việt Nam ghi nhận 3.636 ca nhiễm mới, giảm 17 ca so với ngày trước đó và 71 ca tử vong; trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 77 ca/ngày.
Trong ngày 1-10, Việt Nam ghi nhận 6.957 ca mắc Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và 35 tỉnh, thành phố khác, trong ngày số ca khỏi bệnh cũng lập kỷ lục mới với 27.520 bệnh nhân.
Nở rộ trong thời gian gần đây, các mô hình lưu trú du lịch vừa và nhỏ như homestay (du lịch cộng đồng), farmstay (du lịch nông trại) rất phù hợp để phát triển kinh tế, xã hội khu vực miền núi, nông thôn. Dịch Covid-19 tái phát khiến du lịch ngưng trệ, nhiều chủ đầu tư đã có cách làm sáng tạo, duy trì các hoạt động du lịch, chờ qua mùa dịch bằng việc phát triển, làm cầu nối tiêu thụ nông sản và sản phẩm văn hóa của địa phương.
Trong lúc nhiều doanh nghiệp chao đảo, thậm chí phá sản vì tác động của dịch bệnh Covid-19; vẫn có những cơ sở, hợp tác xã (HTX) do phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) làm chủ, tự tin biến thách thức thành cơ hội.
Đó là chỉ đạo của đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội tại cuộc Hội thảo “Triển khai thực hiện chương trình phát triển kinh tế-xã hội, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung” được tổ chức vào ngày 13-1, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Đối với địa bàn Tây Nguyên, yêu cầu nêu trên càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững...
Lễ hội thổcẩm Việt Nam lần thứ II, năm 2020 diễn ra từ ngày 24 đến ngày 29-11 tại ĐắkNông một lần nữa tôn vinh giá trị của thổcẩm Việt Nam trong đời sống hiện đại. Đặc sắc của trang phục trong văn hóa đại đồng các dân tộc Việt Nam có vai trò rất lớn trong việc giữ gìn truyền thống và xây dựng lên hình ảnh con người Việt Nam mới.
Mô hình “Con nuôi đồn Biên phòng” hiện đang được toàn lực lượng BĐBP triển khai trên địa bàn biên giới. Ở các tỉnh Tây Nguyên, xuất phát từ điều kiện thực tế và đặc biệt là tình cảm gắn bó, keo sơn giữa người lính Biên phòng với nhân dân trên địa bàn, cụm từ “con nuôi” từ lâu đã xuất hiện ở những buôn làng xa xôi: Con nuôi của đồn Biên phòng và con nuôi của buôn làng biên giới. Điều đặc biệt, những “mối tình” này không hề bị ràng buộc về mặt pháp lý cũng như phong tục tập quán, nhưng vẫn trường tồn theo thời gian chỉ với “sợi dây” tình cảm vô hình mà bền chặt...
Nói đến nữ già làng Y Pan, người dân làng Đắk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum vẫn thường tự hào đó là “cây đại thụ” của vùng ngã ba biên giới. Năm nay đã hơn 80 tuổi đời, với 40 năm tuổi Đảng, nên hành trang của nữ già làng Đắk Mế đong đầy huân, huy chương, bằng khen, giấy khen và những phần thưởng cao quý của các cấp, các ngành trao tặng. Đó là sự ghi nhận cho những cống hiến không biết mệt mỏi của già làng Y Pan đối với quê hương biên giới...
ĐắkNông không chỉ được biết đến bởi nằm trong không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, có hệ thống hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á, mà còn được biết đến bởi nghề dệt thổcẩm gắn liền với đời sống thường nhật của các dân tộc thiểu số từ lâu đời. Mỗi sản phẩm thổcẩm ở đây đều mang dấu ấn tâm hồn của người dệt và cả nét đặc trưng văn hóa của từng dân tộc.