Trong hành trình về xã vùng cao Tà Pơơ, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam công tác, chúng tôi cùng anh Bling Ưi, cán bộ UBND xã Tà Pơơ theo con đường bê tông dẫn vào thôn Vinh xuyên qua những tán rừng khi trời đang mưa rả rích. Tại đây, chúng tôi bị cuốn hút bởi đôi tay thoăn thoắt, sạm đen của già Alăng Ró với sự miệt mài, khéo léo trong từng nhát đục để hoàn thành bức tượng gỗ “Người đàn ông Cơ Tu ôm con chim thiêng Trinh” do bà con Cơ Tu trong thôn đặt hàng.
Lên biên giới Lạng Sơn, tiết trời thu tháng 9 đỏng đảnh thoắt nắng mưa như hờn dỗi. Trong tôi cứ văng vẳng 4 câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên: “Ai đi biên giới cho lòng ta theo với/ Thăm ngàn lau chỉ trắng có một mình/ Bạt ngàn lau trắng ở tận cùng bờ cõi/ Suốt một đời cùng với gió giao tranh”. Quả thực, biên giới Lạng Sơn những ngày này bạt ngàn màu trắng xám của cỏ lau nở bung trong gió, như ngàn năm qua đã chứng kiến những thăng trầm của miền chiến địa phương Bắc.
Ngày 19/9, Trường Trung cấp 24 Biên phòng long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2023-2024. Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ khai giảng.
Những mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) đã giúp hàng ngàn phụ nữ người Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu ở vùng đại ngàn Trường Sơn thuộc huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế có thu nhập ổn định và giữ được văn hóa truyền thống.
Trải qua hơn 61 mùa rẫy, gắn bó với nghề dệt nhiều năm, bà Y Vit (làng Lung Leng, xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) không thể nhớ mình đã dệt bao nhiêu tấm thổcẩm. Giờ mắt đã mờ, đôi tay đã chai sạn, nhưng mỗi khi ngồi vào khung cửi, bà lại thoăn thoắt đôi tay, thể hiện những kỹ năng dệt chuyên nghiệp, tạo ra những chiếc khăn, tấm thổcẩm tuyệt đẹp.
Ngày lại ngày, những phụ nữ người Mông sinh sống ở vùng cao Tây Bắc cứ cần mẫn, miệt mài như những chú ong thợ, gửi gắm biết bao ước vọng, tâm tư và sự khéo léo, nhẫn nại vào từng sợi lanh. Những đôi bàn tay dù chai sần, nhiều nếp nhăn vẫn âm thầm dệt nên những tấm vải lanh rực rỡ sắc màu, như một cách níu giữ lại hồn cốt, tinh hoa của đồng bào dân tộc mình và trao truyền cho thế hệ tương lai.
Theo thông tin từ UBND tỉnh Lai Châu, trong năm 2022, địa phương này có 517 cặp tảo hôn (tăng 4 cặp so với năm 2021) và 1 cặp hôn nhân cận huyết thống. Trong đó, số cặp tảo hôn vợ là 194 cặp, số cặp tảo hôn chồng là 100 cặp, số cặp tảo hôn cả vợ và chồng là 223 cặp.
Người mà chúng tôi muốn nói tới ở đây là chị A Lăng Trí là người dân tộc Tà Riềng, năm nay 47 tuổi, ở thôn Đắc Ốốc, xã La Dêe, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Không chỉ năng động, nhanh nhạy trong phát triển kinh tế gia đình, với vai trò là bí thư chi bộ thôn Đắc Ốốc, chị Trí còn là đầu tàu vận động bà con tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tham gia cùng BĐBP quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn an ninh biên giới.
Thời gian qua, cùng với sự quan tâm, đầu tư của UBND huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, nhiều hộ dân trên địa bàn đã không ngừng nỗ lực vượt khó, miệt mài giữ gìn và phát huy nghề truyền thống. Qua đó, nét đẹp văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) vẫn đang “sống” giữa cộng đồng các thôn, làng nơi biên giới.
Trong xu thế hội nhập, kéo theo quá trình giao lưu giữa các dân tộc, nhất là xu hướng Việt (Kinh) hóa hoặc Âu hóa đang diễn ra với cấp độ nhanh chóng ở khắp các vùng, miền, những trang phục thổcẩm truyền thống dần được thay thế bằng trang phục hiện đại. Tuy nhiên, vẫn có những người thợ khéo tay, đam mê với nghề và tâm huyết gìn giữ sản phẩm dệt thổcẩm của đồng bào dân tộc thiểu số.
Theo Nghị quyết số 127/NQ-CP, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2023, Chính phủ quyết nghị thực hiện cấp thị thực điện tử cho công dân tất cả các nước, vùng lãnh thổ.
Nhiều chuyên gia, cán bộ đánh giá cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có tầm vóc tư duy thời đại, tầm nhìn chiến lược về quân sự, quốc phòng, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền đất nước.
Giữa đại ngàn Yok Đôn, biên giới những ngày “co mình” trong những cơn mưa dầm tháng Bảy. Có cảm giác không gian dường như chậm lại trên mỗi tán cây, mỗi góc rừng, thậm chí cả trên đầu con lũ đục ngầu cuồn cuộn đổ về đây trước khi hòa vào dòng Sê Rê Pôk chảy sang đất bạn Campuchia. Một ngày ráo tạnh giờ bỗng trở nên xa xỉ đối với lính Biên phòng (BP). Vừa khắc khoải đợi chờ cơn mưa đầu mùa sau gần nửa năm khô hạn, biên giới lại mỏi mòn mong ngóng nắng lên.
Đã lâu lắm rồi, hôm nay, chúng tôi mới có dịp trở lại thăm Đắc Pring - một xã vùng biên cương xa xôi, tiếp giáp với nước bạn Lào (thuộc huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam) với cảm nhận về khung cảnh vùng biên thật yên bình. Trên rẻo cao mù sương, trong cái lạnh ấy, đã níu giữ tôi ngồi cùng chị Zơ Râm Thị Thon - một phụ nữ dân tộc Ve để được xem chị dệt thổcẩm dưới những tán vườn cây nhà mình.
Sau 4 năm thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), tỉnh An Giang đã tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Theo đó, nhiều sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã được công nhận OCOP, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia các chuỗi sản xuất, nâng cao giá trị nông sản, phát triển kinh tế theo hướng hiệu quả, bền vững.