Hơn 6 thập kỷ kể từ ngày thành lập đến nay, BĐBP luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm giáo dục, rèn luyện, chăm lo xây dựng lực lượng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức và tổ chức. Đặc biệt, từ những buổi đầu thành lập, cán bộ, chiến sĩ BĐBP luôn được Bác Hồ - lãnh tụ thân yêu của các lực lượng vũ trang dành cho những tình cảm đặc biệt thân thương.
Ngày 9/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề: “Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không 1972” - Sức mạnh Việt Nam và tầm vóc thời đại”. Đây là một trong những hoạt động nổi bật chào mừng kỷ niệm 50 Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (12/1972-12/2022).
Các thế hệ thanh niên Việt Nam, trong đó có thanh niên Quân đội (TNQĐ) luôn là lực lượng nòng cốt trong phong trào “Tuổi trẻ giữ nước”, cống hiến công sức, trí tuệ và cả xương máu của mình, cùng đồng bào cả nước làm nên những kỳ tích oanh liệt, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thành tựu của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
“Người dân Việt Nam sẽ mãi ghi nhớ, sẽ mãi tự hào về ý chí quật cường của các thế hệ cha ông đã viết nên những bản hùng ca "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" mang lại độc lập, hòa bình hôm nay" - Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng cần có một nghị quyết mới để tạo ra không gian phát triển mới, động lực, xung lực, khí thế mới phát triển vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Chiều 7-7, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn quân phổ biến, học tập một số nội dung tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến tại 52 điểm cầu trong toàn quân, với hơn 4.300 đại biểu tham dự.
Đối với những người lính trẻ thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh vệ làm nhiệm vụ bảo vệ Lăng Bác hôm nay, nhiệm vụ được “canh giấc ngủ Bác Hồ” có lẽ là nhiệm vụ thiêng liêng chứa đựng nhiều xúc cảm. Bởi các anh đứng đây đâu chỉ canh một bóng hình, một con người cụ thể, mà là canh cho “tinh thần Hồ Chí Minh, tư tưởng Hồ Chí Minh” luôn tỏa sáng, soi rọi cho cách mạng Việt Nam vững bước tới tương lai. Các anh đang tiếp tục gánh trên vai mình trọng trách mà Trung đoàn 600 anh hùng thuộc lực lượng Công an nhân dân vũ trang (CANDVT), nay là BĐBP, đơn vị được Bác Hồ tặng cho danh hiệu “Thanh kiếm báu” của Đảng đã hoàn thành xuất sắc.
Đường lên biên giới, xe nghiêng nghiêng đèo dốc. Giai điệu khỏe khoắn, đầy tự hào của ca khúc “Hành khúc Biên phòng” của Đại tá, nhạc sĩ Hoàng Long khiến cung đường như gần lại, tất cả đoàn đều sôi nổi hát theo. Phần điệp khúc là trọn vẹn 4 câu thơ Bác tặng những chiến sĩ quân hàm xanh tại Đại hội chiến sĩ thi đua Công an nhân dân vũ trang (nay là BĐBP) toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội, năm 1962. Sau đó, giai điệu uyển chuyển: “Lời Bác thiết tha là khúc quân hành ca/ Chúng con lên đường bảo vệ biên cương...” khiến tôi quyết tâm tìm hiểu sâu hơn về những ca khúc nói lên tình cảm kính yêu của quân dân biên giới đối với vị cha già dân tộc.
Trong hành trình làm báo, có thể nói, tôi có nhiều cơ duyên gặp được những đề tài hay, những nhân vật tiêu biểu, mẫu mực mà mỗi khi viết về đề tài ấy, con người ấy, trong tôi luôn có những xúc cảm đặc biệt, luôn muốn dành những câu từ chau chuốt nhất để viết. Năm 2014, khi về dự lễ khánh thành Bảo tàng Đồng quê của gia đình Thiếutướng Hoàng Kiền, tôi có dịp gặp gỡ Thiếutướng Hoàng Anh Tuấn, nguyên Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn.
Ngày 11-5, tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội), Bộ Tư lệnh BĐBP; Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội; Ban Quản lý Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng; Đoàn Nghi lễ Quân đội cùng gia đình đã tổ chức Lễ viếng, Lễ truy điệu Trung tướng Trần Linh, nguyên Phó Tư lệnh về Chính trị BĐBP theo nghi thức Lễ tang cấp cao trong Quân đội.
Tối 26-4, tại Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB) tổ chức lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi viết "Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới" lần thứ nhất (năm 2021-2022) và phát động Cuộc thi viết lần thứ hai (năm 2022-2023).
Sáng 24-3, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức tuyên dương Gương mặt trẻ tiêu biểu, Gương mặt trẻ triển vọng toàn quân năm 2021. Đại tướngPhan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dự và phát biểu chỉ đạo.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến lực lượng Công an nhân dân vũ trang (CANDVT), nay là BĐBP. Ngay từ ngày đầu thành lập lực lượng, Bác đã đến động viên, giao nhiệm vụ cho cán bộ, chiến sĩ. 63 năm qua, lời dạy của Bác đã trở thành kim chỉ nam cho mọi hoạt động của cán bộ, chiến sĩ Biên phòng trên mọi miền biên cương của Tổ quốc.
Trong chặng đường 63 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, dẫu có thời điểm trực thuộc Bộ Công an hay Bộ Quốc phòng, những chiến sĩ quân hàm xanh luôn tự hào khi có những người thủ trưởng có tâm và xứng tầm, thực sự tài năng, bản lĩnh để lãnh đạo, chỉ đạo toàn lực lượng chiến đấu, công tác, giành được nhiều chiến công, thành tích xuất sắc. Dù chỉ đảm nhiệm chức vụ Tư lệnh kiêm Chính ủy Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) từ tháng 3-1959 đến tháng 3-1961, ThiếutướngPhanTrọngTuệ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ luôn được các thế hệ cán bộ, chiến sĩ kính trọng và tưởng nhớ.
Trong lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước, hình tượng người lính trong quá khứ hay anh bộ đội trong thời kỳ Hồ Chí Minh đã trở thành một sợi chỉ đỏ xuyên suốt. Họ chính là kết tinh của tinh thần dân tộc, của văn hóa truyền thống và lòng yêu nước, thương dân, ý chí quật cường chống lại giặc ngoại xâm và hi sinh xương máu để tô thắm trang sử vàng của dân tộc.