Chính vì có “thế trận lòng dân” vững chắc nên mặc dù gặp không ít khó khăn, gian khổ, nhưng cán bộ, chiến sĩ BĐBP Hà Giang, Cao Bằng đã khắc phục vươn lên, phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Một trong những nguồn lực tạo nên sức mạnh của BĐBP đó chính là sự động viên của chính quyền các cấp và sự thương yêu, giúp đỡ của nhân dân, của đồng bào các dân tộc nơi vùng biên viễn.
Sau 3 ngày thi tài sôi nổi và nghiêm túc, ngày 8/5, tại Trường Cao đẳng Biên phòng, Hội thi cán bộ giảng dạy chính trị cấp Bộ Tư lệnh BĐBP năm 2023 đã chính thức bế mạc sau khi hoàn thành các nội dung, chương trình, kế hoạch đề ra. Thiếu tướng Phùng Quốc Tuấn, Phó Chính ủy BĐBP dự, phát biểu chỉ đạo bế mạc Hội thi.
Để thực hiện mục tiêu chung tay cùng cả nước sớm gỡ thẻ vàng IUU, hướng đến xây dựng nghề cá có trách nhiệm, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, lực lượng Bộ đội Biên phòng là điều kiện cần, trong khi điều kiện đủ chính là sự đồng lòng và ý thức trách nhiệm của mỗi ngư dân trên hải trình vươn khơi bám biển.
Sáng 15/3, tại Khu di tích lịch sử K9 (Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội), Đoàn đại biểu dự Tuyên dương “Gương mặt trẻ tiêu biểu”, “Gương mặt trẻ triển vọng” năm 2022 do Thiếu tướng Phùng Quốc Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Chính ủy BĐBP làm trưởng đoàn đã đến dâng hương, báo công dâng Bác.
Nhiều lần nhặt được của rơi do người dân đánh mất trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhưng ThiếutáPhùngVănYên, cán bộ điều tra thuộc Đoàn Đặc nhiệm phòng, chống ma tuý và tội phạm miền Bắc (Đoàn 1), Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm BĐBP đã không tham của rơi mà tìm cách trả lại cho người bị mất. Việc làm ý nghĩa này đã góp phần tô đậm thêm nét đẹp của những người lính mang quân hàm xanh.
Thực tế cho thấy, việc quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia sẽ thuận lợi hơn rất nhiều khi có sự chung tay của chính những công dân sinh sống ở khu vực biên giới. Những năm qua, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Trị luôn quan tâm đến việc “trồng người” là tạo nguồn, phát triển đội ngũ cán bộ người đồng bào dân tộc thiểu số để ngày hôm nay thu những “trái ngọt” bằng đội ngũ cán bộ năng lực, đầy nhiệt huyết này.
Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” Tết Quý Mão 2023 do Bộ Tư lệnh BĐBP phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực hướng về quân và dân nơi biên giới. Đặc biệt, sự hiện diện của đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, cùng các đại biểu tham dự các hoạt động trong chương trình đã tiếp thêm niềm tin, sức mạnh cho quân dân biên giới nơi đây đón một mùa Xuân mới an vui, đủ đầy.
Hơn 1 năm qua, thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (gọi tắt là Đề án 1371), Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP đã chủ động, tích cực xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, từng bước hiện thực hóa các mục tiêu của Đề án và tích cực triển khai công tác PBGDPL ở khu vực biên giới.
Thời gian qua, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP luôn quan tâm đến phát triển, hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa trong BĐBP. Chính vì vậy, hệ thống thiết chế văn hóa trong BĐBP hoạt động ngày càng hiệu quả. Từ đó, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, giữ vững bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sĩ BĐBP và chống lại văn hóa xấu độc, âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.
Bộ Quốc phòng; Đảng ủy - Bộ Tư lệnh BĐBP; Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Đảng ủy, UBND, Ủy ban MTTQ, Hội Cựu chiến binh phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin:
Những ngày cuối Đông, mưa phùn, giá rét liên miên, mang nét đặc trưng của miền rừng biên ải vùng Đông Bắc. Hầu như năm nào, các đồn Biên phòng đóng chân ở đây như Đồn Biên phòng Bắc Sơn, Đồn Biên phòng Quảng Đức, BĐBP Quảng Ninh… cũng có kế hoạch sửa sang nhà cửa, xây mới công trình giúp bà con chống đỡ với rét buốt, giá lạnh. Đồng thời, những nếp nhà cô lẻ, neo đơn có cơ hội đón một cái Tết no ấm, khang trang.
Hiện nay, trên tuyến biên giới tỉnh Hà Giang, nhiều khu vực nhiệt độ đã xuống thấp, nhiều nơi xuất hiện băng giá, ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19. Các đồn Biên phòng của BĐBP Hà Giang đang chủ động làm tốt công tác phòng, chống giá rét cho cán bộ, chiến sĩ bám biên giới thực hiện nhiệm vụ.
Trên địa bàn biên giới tỉnh Quảng Ninh, thời gian qua, tình trạng người dân, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số vi phạm các quy định khi tham gia giao thông vẫn chiếm tỉ lệ cao. Trước thực trạng này, các đơn vị BĐBP Quảng Ninh đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông (ATGT) cho người dân, để từ đó, hạn chế nhiều vụ tai nạn giao thông trên địa bàn.
Sáng 15-10, tại trụ sở số 7 Phan Đình Phùng, Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân (QĐND) tổ chức Tổng kết, trao giải Cuộc thi “Tìm hiểu về Hội thao Quân sự quốc tế-Army Games” và bình chọn cuộc thi Biểu diễn nghệ thuật quốc tế "Đội quân văn hóa" trên nền tảng số của Báo QĐND Điện tử. Thiếu tướng Đoàn Xuân Bộ, Tổng biên tập Báo QĐND, Trưởng ban tổ chức giải, chủ trì buổi tổng kết và trao giải.
Lần đầu tiên tôi vinh dự được gặp Đại tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng vào năm 2009, khi Thượng tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng ra mắt cuốn sách “Một thời Quảng Trị” với nhiều tâm huyết. Nhà văn Mai Ngữ cho tôi biết rằng, từ năm 1971, ông là người được giao nhiệm vụ viết cuốn sách chân dung Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phùng Quang Thanh có tên là “Xốc tới”, khi Đại tướng Phùng Quang Thanh còn là Đại đội trưởng Đại đội 9, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320. Cuốn sách là một bản anh hùng ca về những người lính của Đại đội 9 đã chiến đấu anh dũng, lẫm liệt trên chiến trường Đường 9, trong đó, bất khuất nhất phải kể đến trận đánh trên đồi Không Tên đã đi vào quân sử, trở thành bài ca đi cùng năm tháng trên mặt trận Đường 9 - Nam Lào mùa xuân năm 1971.