Thủ tướng nhấn mạnh Bình Định cần bám sát tình hình thực tiễn để phản ứng chính sách tốt hơn; phát huy tinh thần tự lực, tự cường với khí thế Tây Sơn; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học...
Dân tộc Mảng là 1 trong 16 dân tộc rất ít người của nước ta, sống tập trung chủ yếu ở thượng nguồn sông Đà thuộc khu vực biên giới tỉnh Lai Châu. Những năm qua, đồng bào dân tộc Mảng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư, chăm lo với nhiều chế độ, chính sách ưu tiên. Tuy nhiên, do đặc thù là dân tộc ít người sống ở vùng xa, vùng sâu, giao thông cách trở, thiếu vốn, thiếu thông tin, tập quán du canh, du cư, công tác xóa đói, giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc Mảng đang gặp nhiều khó khăn và thách thức.
Hợp tác quốc phòng Việt Nam-Campuchia thời gian qua không ngừng phát triển tốt đẹp, thực chất, hiệu quả, là một trong những trụ cột quan trọng của mối quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng gần gũi.
Chiều 3/2/2023, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi làm việc với Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng về tình hình thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm của Tổng cục năm 2023.
Thủ tướng nhấn mạnh các bộ, ngành, địa phương tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính tăng mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp, lấy người dân, doanh nghiệp làm chủ thể, là trung tâm phục vụ.
Kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/2023), chúng ta có dịp ôn lại những chặng đường vẻ vang của Đảng và dân tộc ta, dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Lịch sử vẻ vang ấy càng khẳng định và bồi đắp niềm tin vào con đường cách mạng mà Đảng ta và Nhân dân ta lựa chọn.
Thực tế lịch sử cách mạng nước ta cho thấy mệnh đề “Đảng với nhân dân là một” không phải là câu khẩu hiệu mà là bản chất mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân.
Giới chuyên gia về Luật Biển khẳng định, việc phân định biển luôn phải được thực hiện theo phương pháp công bằng có tính đến các hoàn cảnh liên quan để bảo đảm lợi ích công bằng cho các bên. Nắm bắt được xu hướng chung của sự phát triển luật biển, từ năm 1977 đến nay, Việt Nam nhất quán, kiên định quan điểm thông qua thương lượng để đi đến các thỏa thuận trên cơ sở phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), áp dụng nguyên tắc công bằng, để đạt được giải pháp phân định công bằng.
Chiều 31/1, tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và lãnh đạo Bộ Quốc phòng làm việc với Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2022 và tình hình triển khai nhiệm vụ công tác Đảng, công tác chính trị trọng tâm năm 2023.
Tổng Bí thư yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương lập kế hoạch cụ thể năm 2023, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ năm 2023, năm bản lề của nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng.
Chủ trương bảo vệ Tổ quốc của Đảng là bộ phận đặc biệt quan trọng trong hệ thống quan điểm, đường lối lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, là “kim chỉ nam” cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Trong bối cảnh mới, trước sự phức tạp của tình hình thế giới, khu vực, nhất là tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ ở Biển Đông, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng chủ trương: “kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, nhân dân và chế độ XHCN”1.
Dựng nước và giữ nước là quy luật tồn tại, phát triển của dân tộc Việt Nam. Kế thừa bài học kinh nghiệm truyền thống đánh giặc giữ nước của ông cha và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, nhận thức lý luận của Đảng ta về bảo vệ Tổ quốc không ngừng được bổ sung, phát triển, phù hợp với tình hình cụ thể của cách mạng. Quan điểm về bảo vệ Tổ quốc trở thành một bộ phận quan trọng trong đường lối lãnh đạo của Đảng ta, là “kim chỉ nam” cho quân và dân ta thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) trong dự báo mới nhất đều nâng triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2022 từ 7-7,5% GDP. Nikkei Asia đánh giá Việt Nam dẫn đầu khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 8 thế giới về đà phục hồi sau đại dịch Covid-19. Moody’s vào tháng 9/2022 đã nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam từ mức Ba3 lên mức Ba2, triển vọng ổn định (chỉ kém mức đầu tư một bậc). Fitch cũng đang xếp Việt Nam ở hạng BB và triển vọng tích cực. Việt Nam được kỳ vọng trở thành thị trường tiêu dùng toàn cầu lớn thứ 10 thế giới vào năm 2030, vượt qua cả Đức và Anh…
Vănhóa có vai trò hết sức quan trọng, là nền tảng tinh thần, động lực phát triển của xã hội. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, nền vănhóa đặc sắc, độc đáo, kết tinh từ thành quả lao động sáng tạo của nhân dân ta đã ra đời trong công cuộc lao động sản xuất, đấu tranh chống thiên tai, địch họa, giặc ngoại xâm để bảo vệ và dựng xây đất nước “Đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như mong ước của Bác Hồ kính yêu.
Theo bà Ninh Thị Thu Hương - Cục trưởng Cục Vănhóa Cơ sở (Bộ Vănhóa, Thể thao và Du lịch), năm nay, số lượng người tham gia các lễ hội truyền thống tại các địa phương có thể tăng đột biến.