Từ đêm 7/8 đến hết đêm 8/8, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông, nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.
Mưa lớn, sạt lở đất từ ngày 4 đến 6/8 tại các tỉnh Sơn La, Yên Bái, Lai Châu đã khiến 7 người bị chết, 3 người bị thương, nhiều ngôi nhà hư hại. Giao thông tại nhiều địa phương gặp khó khăn do sạt lở đất đá.
Để bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn, Lai Châu đã có nhiều giải pháp được triển khai đồng bộ, hiệu quả như: bảo tồn văn hóa vật thể, phi vật thể; bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch... Và một trong những giải pháp chiến lược, thiết thực, hiệu quả thời gian qua, đó chính là “Bảo tồn văn hóa từ những mầm xanh”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định, việc quan tâm đến gia đình là đúng vì “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt”. Thấm nhuần lời dạy của Bác, các cấp, các ngành tỉnh Lai Châu đã cụ thể hóa bằng những cách làm sát thực, hiệu quả, phù hợp với bản sắc văn hóa của mỗi tộc người. Từ đó, đã khắc phục những vấn đề còn tồn tại, hạn chế liên quan đến gia đình và nhân lên những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học..., góp phần xây dựng, làm rạng rỡ thêm bản sắc văn hóa các dân tộc Lai Châu trong quá trình hội nhập và phát triển.
Lễ hội Lùng Tùng còn được gọi là Lễ hội xuống đồng, đây là hoạt động tín ngưỡng mang tính chất nghi lễ nông nghiệp cổ xưa, mở đầu cho một mùa sản xuất mới.
Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn cảnh báo nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng vùng trũng thấp tại Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Phú Thọ, Quảng Ninh.
Gác lại bộn bề công việc ở Thủ đô, tôi đặt chân đến huyện ThanUyên (tỉnh Lai Châu) trong những ngày giữa tháng 4 nắng vàng rực rỡ. Suốt hành trình dài hơn 7 giờ đồng hồ trên xe ô tô, trong đầu tôi vang lên giai điệu nhạc của bài hát “Anh có theovề cùng em - ThanUyên” của nhạc sĩ Tất Nghĩa “Có mảnh đất nào ở giữa hai mùa nhớ/ Nắng vàng trải mật mảnh đất ThanUyên/ Mường Than đây lúa chín chảy một dải liền/ Thung lũng ThanUyên ngắm giữa núi đồi mênh mông…”.
Với sự tiếp sức của Nhà nước thông qua các chương trình cho vay vốn ưu đãi cùng với quyết tâm thoát nghèo, nhiều người dân vùng dân tộc thiểu số, miền núi đã vượt qua khó khăn, xây dựng được cuộc sống ổn định, vươn lên làm giàu. Họ chính là những nhân chứng sống động lan tỏa tinh thần vượt khó, xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng trong cộng đồng của mình.
Dự báo mưa lớn ngày 3-11 có thể gây nguy cơ lũ quét, sạt lở đất cao tại các huyện: Phong Thổ, Sìn Hồ, Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu); Điện Biên, Mường Nhé (tỉnh Điện Biên), Bát Xát, Sa Pa (tỉnh Lào Cai).
Hậu Giang, Lai Châu và Quảng Bình khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định, điều tra, truy vết và tiến hành lấy mẫu xét nghiệm sau khi phát hiện các ca mắc mới.
“Nhà khảo cổ viết nhạc” Nguyễn Lân Cường, Tổng Thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Âm nhạc Hà Nội từng thổ lộ những sáng tác âm nhạc của ông đa phần ra đời sau những chuyến đi khảo cổ và hẳn nhiên những chuyến đi ấy đều dẫn đôi chân ông đến với hầu hết những bản làng vùng sâu, vùng xa, những vùng biên cương tươi đẹp của Tổ quốc.
Những năm qua, vấn đề phát triển vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược trong các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, tình trạng hôn nhân cận huyết thống vẫn còn và gây ra những hậu quả khôn lường với sự phát triển về thể chất, con người, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS.
Lai Châu với 20 dân tộc cùng sinh sống, phong tục tập quán đa dạng vừa là yếu tố thuận lợi, song cũng là yếu tố khó khăn trong việc quản lý, định hướng, vận động người dân chống lại sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại, gây hủy hoại đạo đức xã hội. Kẻ xấu vẫn tiếp tục lợi dụng vấn đề dân tộc, nhân quyền và tự do tín ngưỡng tôn giáo để chống phá Đảng và Nhà nước ta. Một bộ phận đồng bào do trình độ nhận thức hạn chế đã bị chúng lợi dụng lôi kéo gây mất đoàn kết, chia rẽ trong nội bộ các dân tộc.
Trận mưa đá kèm theo gió lốc xảy ra chiều tối 22-4 ở hầu hết các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh biên giới Lai Châu đã gây thiệt hại lớn, ước tính thiệt hại sơ bộ hơn 15 tỉ đồng.
Tối 24-3, rạng sáng 25-3, tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã xảy ra mưa đá kèm theo gió lốc, làm tốc mái, hư hỏng nhiều vật dụng gia đình, chuồng trại chăn nuôi và hoa màu của nhiều hộ dân.