Là một nhà thiết kế thời trang sáng giá nhất trong làng thời trang Việt Nam, nhiều năm qua, nhà thiết kế Minh Hạnh đã trở thành “sứ giả văn hóa” mang những chiếc áo dài duyên dáng cùng nét đẹp thổ cẩm của các dân tộc thiểu số Việt Nam đi giới thiệu, quảng bá với bạn bè ở khắp 5 châu. Qua những tà áo dài và các mẫu trang phục do chị thiết kế, Minh Hạnh đã chứng minh một điều: Văn hóa chính là cánh cửa mở ra mọi cánh cửa với thế giới.
Tối ngày 19-4, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (thànhphốPleiku, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai đã tổ chức lễ khai mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai lần thứ nhất năm 2022.
Cộng đồng các dân tộc Việt Nam có nền ẩm thực rất phong phú, đa dạng, điều này được thể hiện trong các món ăn độc đáo của các đoàn dự thi mâm cỗ cổ truyền các dân tộc đến từ 19 tỉnh, thànhphố.
Trong không khí cả nước đón Tết đầm ấm thì trên các tuyến biên giới, những người lính quân hàm xanh vẫn chắc tay súng, từng ngày, từng giờ làm nhiệm vụ tuần tra đường biên, cột mốc, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia và phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả. Với các anh, trực và đón Tết tại đơn vị là niềm vui và tự hào vì được góp một phần công sức của mình, cùng mang đến một mùa Xuân yên vui, đầm ấm cho quê hương, đất nước.
Tin vào lời hứa hẹn trả công cao, thoải mái ứng tiền trước nên 7 người đàn ông ở Gia Lai, Kon Tum không ngờ rằng, mình bị buộc làm việc như khổ sai, bị bỏ đói và lúc nào cũng nơm nớp sợ bị đánh, giết. Dù đã trốn thoát được về Việt Nam, nhưng chắc chắn đây sẽ là bài học cảnh tỉnh cho những người quá kỳ vọng vào thu nhập cao khi sức lao động bỏ ra không tương xứng để rồi nhận ra mọi thứ chỉ là “chiếc bánh vẽ”.
Việc V-League 2021 phải ngừng lại giữa chừng vì tình hình đại dịch Covid-19 đã khiến tất cả các cổ động viên bóng đá Việt Nam phải trải qua cảm giác hẫng hụt. Chính vì lẽ đó, V.League 2022 sẽ khởi tranh vào cuối tháng 2 tới đang được kỳ vọng sẽ làm thỏa mãn sự chờ đợi từ người hâm mộ với những màn đua tranh hấp dẫn.
Trong những năm gần đây, khi bước vào thời điểm giáp Tết Nguyên đán là tình trạng mua bán, vận chuyển pháo qua biên giới lại rộ lên trên khu vực Bắc Tây Nguyên. Nguyên nhân là do “nguồn cầu” trong nước vẫn ở mức cao, kéo theo đó là lợi nhuận cực lớn thu về từ việc mua bán, cung cấp pháo nổ. Ở một khía cạnh khác, nhận thức về hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng này của công dân hai bên biên giới còn hạn chế, khiến cho hoạt động vận chuyển pháo nổ qua biên giới thêm phức tạp. Tết sắp về, pháo lại râm ran “nổ” - một “điểm hẹn” chẳng mấy người mong muốn, ngoài những kẻ chơi ngông.
Như đã thành thông lệ, cứ vào dịp cuối năm, hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép pháo nổ tại nhiều địa phương trên cả nước lại có chiều hướng gia tăng, nhất là ở khu vực biên giới. Trước thực tế đó, các đơn vị BĐBP và lực lượng chức năng đã triển khai các biện pháp nghiệp vụ, kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn. Chỉ trong thời gian ngắn, nhiều vụ buôn bán, vận chuyển pháo lậu đã bị BĐBP cùng các lực lượng chức năng liên tục phát hiện, bắt giữ.
Lợi dụng đêm tối, các đối tượng dùng đò vượt sông biên giới Sê San chở pháo nổ từ Campuchia vào Việt Nam. Những tưởng mọi việc đã trót lọt, nhưng Nguyễn Xuân Phúc và Vương Duy Thắng không ngờ mình đã ở giữa vòng mật phục của lực lượng phòng, chống ma túy và tội phạm BĐBP. Với hành vi vận chuyển 950kg pháo nổ, chắc chắn 2 kẻ liều lĩnh này sẽ phải chịu bản án nghiêm khắc của pháp luật.
Trong đời sống cộng đồng người dân tộc thiểu số Jrai từ ngàn xưa đến nay, già làng luôn đóng vai trò hết sức quan trọng. Với uy tín của mình, họ vừa là người cha (mẹ) tinh thần, chuyên cáng đáng những công việc đại sự của làng, vừa là vị “trọng tài” anh minh, phân xử cái đúng cái sai, người thắng, kẻ thua trong các vụ tranh chấp, mâu thuẫn. Ngày nay, mọi mặt đời sống đều được đặt trong sự vận hành chặt chẽ trơn tru của bộ máy Nhà nước, mọi công dân đều sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, nhưng vai trò của già làng vẫn rất đậm nét trong đời sống cộng đồng…
Người J’rai gọi họ là các Ơi, thể hiện sự cung kính. Tuy nhiên, ngày xưa, các nước láng giềng lại xem họ như các Pơtao - “vua”, vì mặc dù không có quyền, không có quân, nhưng tiếng nói của họ là đại diện cho tâm tư, tình cảm, khát vọng của cộng đồng, thậm chí của cả một vùng cư dân rộng lớn quần tụ nơi đại ngàn cao nguyên. Thường ngày, các Pơtao Apuih (vua lửa), Pơtao Ia (vua nước), Pơtao Agin (vua gió) vẫn lao động sản xuất như những “thần dân” khác, tối đến vẫn chén chú chén anh với người cao tuổi và lấy vợ, sinh con. Chỉ khi họ cử hành lễ cúng thì “vóc dáng” của các ngài mới trở nên thần thánh hơn trong mắt của lũ làng...
Nghệ thuật đẽo tượng nhà mồ Tây Nguyên, một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo không dễ giữ gìn và truyền dạy đang xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống dùng để trang trí sân vườn, cảnh quan. Đây có phải là xu hướng tốt để bảo tồn văn hóa hay không?
Tính từ 18 giờ ngày 28-8 đến 18 giờ ngày 29-8, Việt Nam có thêm 12.796 ca mắc Covid-19, trong đó Bình Dương nhiều nhất với 5.414 ca, tiếp đến là thànhphố Hồ Chí Minh với 4.957 ca; cả nước có 344 ca tử vong.
Lực lượng Thanh niên xung phong nói riêng cũng như thế hệ trẻ Việt Nam nói chung góp phần viết nên những trang sử xanh nối tiếp bề dày truyền thống đóng góp cho Tổ quốc của tuổi trẻ.
Trên cơ sở xác định lợi thế, tiềm năng của địa phương, tỉnh Gia Lai đặt mục tiêu đến năm 2030 phát triển cây dược liệu thành cây hàng hóa. Việc làm này như một mũi tên giúp “thủ phủ” của cây cà phê và cao su trúng nhiều đích. Đó là vừa bảo tồn và phát triển bền vững loài cây dược liệu quý, vừa chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, hình thành chuỗi liên kết giá trị bền vững, tạo sinh kế và nâng cao thu nhập cho người dân.