Không chỉ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới vùng biển, đảo và đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, những người lính quân hàm xanh của Đồn Biên phòng Cù Lao Chàm, BĐBP Quảng Nam còn là đầu tàu để hướng dẫn người dân bảo vệ môi trường biển, khôi phục hệ sinh thái đa dạng của đại dương.
Theo thông tin từ Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Đèo Ngang, BĐBP Hà Tĩnh, đơn vị vừa phối hợp với chính quyền địa phương và người dân thả 1 cá thể rùabiển quý hiếm về môi trường biển.
Hiệp định bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại vùng ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ) dự kiến ấn định thời điểm mở ký vào tháng 9/2023. Trong thắng lợi mới của các nỗ lực ngoại giao và chủ nghĩa đa phương này, Việt Nam đã thể hiện rõ nét tinh thần chủ động, tích cực, có trách nhiệm trong vấn đề toàn cầu.
Khu vực biên giới, biển đảo có vị trí đặc biệt quan trọng cả về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương để tăng cường phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực này nhằm nâng cao đời sống về vật chất và tinh thần của người dân. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã bộc lộ nhiều bất cập và tạo ra nhiều áp lực lớn đối với môi trường sinh thái.
Sáng 26/6, Chi cục Thủy sản Bình Định phối hợp với Trạm Kiểm soát Biên phòng Mỹ An (thuộc Đồn Biên phòng Mỹ An, BĐBP Bình Định) và chính quyền địa phương xã Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định cứu hộ thành công một cá thể rùabiển bị mắc lưới.
Ngày 16/6, Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu Cảng Vũng Áng - Sơn Dương, BĐBP Hà Tĩnh phối hợp với chính quyền địa phương, Công an xã Kỳ Lợi (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) tiến hành thả một cá thể rùa quý hiếm nặng trên 21 kg về với môi trường tự nhiên.
Ngày 15/5, Trung tá Hà Văn Trường, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Phước Thuận, BĐBP Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, đơn vị vừa phối hợp với UBND xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiến hành thả 1 cá thể đồi mồi quý hiếm về lại môi trường biển.
Trưa 4/5, Đồn Biên phòng Lăng Cô, BĐBP Thừa Thiên Huế cho biết, đơn vị vừa phối hợp với chính quyền thị trấn Lăng Cô, Kiểm lâm huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) và ngư dân thả một cá thể rùabiển họ Vích về với môi trường tự nhiên.
Sáng 16/3, Đồn Biên phòng Lăng Cô, BĐBP Thừa Thiên Huế cho biết đơn vị vừa phối hợp với chính quyền địa phương thị trấn Lăng Cô, Kiểm lâm huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) và ngư dân thả một cá thể rùabiển họ Vích về với môi trường tự nhiên.
Chiều 13/2, Thiếu tá Nguyễn Hoàng, Phó đồn trưởng nghiệp vụ Đồn Biên phòng Long Hòa, BĐBP thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Đội đặc nhiệm Phòng Phòng, chống ma túy và tội phạm BĐBP thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Đồn Biên phòng Long Hòa vừa phát hiện, bắt giữ 2 xà lan đang khai thác cát trái phép trên vùng biển Cần Giờ, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 9/2, Đồn Biên phòng Trung Bình, BĐBP Sóc Trăng phối hợp với chính quyền địa phương, Hạt kiểm lâm liên huyện Trần Đề - Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng thả 3 cá thể rùabiển họ Vích về môi trường tự nhiên.
Ngoài nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn an ninh biên giới quốc gia, cán bộ, chiến sĩ BĐBP còn thể hiện trách nhiệm xã hội thông qua công tác cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường… Bên cạnh việc trực tiếp tham gia làm sạch biển, trồng cây xanh, BĐBP còn thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân cùng chung tay bảo vệ môi trường biển với những hoạt động thiết thực như không xả rác thải nhựa, bảo vệ rùabiển, nói không với khai thác thủy sản tận diệt, trồng rừng ngập mặn, giữ gìn đa dạng sinh học…
Khi đến với tour Côn Đảo, bạn đã chuẩn bị được những gì để cho chuyến tham quan và trải nghiệm của mình được thú vị nhất? Nếu chưa biết thì hãy xem ngay bài viết bên dưới đây nhé, chắc chắn sẽ gợi ý cho bạn được những thông tin bổ ích lắm đấy.
Ngày 13-8, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An (BĐBP Thừa Thiên Huế) vừa phối hợp với ngư dân địa phương thả một cá thể rùabiển họ Vích nằm trong Sách đỏ về với môi trường tự nhiên.
Với mục tiêu giữ gìn sự trù phú, tươi xanh của biển Lăng Cô, những năm qua, Đồn Biên phòng Lăng Cô, BĐBP Thừa Thiên Huế đã tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về giữ gìn đa dạng sinh học biển và đại dương. Cùng với công tác tuyên truyền cho người dân đánh bắt thủy sản đúng luồng, tuyến quy định và xử phạt nghiêm các hành vi khai thác thủy sản theo phương thức tận diệt, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Lăng Cô còn vận động nhân dân thả các loại động vật quý hiếm về biển.