Ngày 15/5, Trung tá Hà Văn Trường, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Phước Thuận, BĐBP Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, đơn vị vừa phối hợp với UBND xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiến hành thả 1 cá thể đồi mồi quý hiếm về lại môi trường biển.
Ngày 28/10, Đồn Biên phòng Lý Hòa (BĐBP Quảng Bình), Kiểm lâm viên địa bàn, Công an xã, Ban Chỉ huy Quân sự xã Thanh Trạch phối hợp với các tổ chức đoàn thể cấp xã, thôn tổ chức thu gom, tiêu hủy các loại bẫy săn bắt chim trời di cư tại các cánh đồng xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình.
Ngày 13/10, Hạt kiểm lâm huyện Diễn Châu (tỉnh Nghệ An) phối hợp với Đồn Biên phòng Diễn Thành (BĐBP Nghệ An) và Công an xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu tổ chức tuyên truyền, vận động, thu gom bẫy và các vật dụng đánh bắt chim hoangdã trên địa bàn.
Thời gian gần đây, rất nhiều loại “chim trời” đang di cư về những cánh đồng ven biển thuộc các tỉnh Bắc miền Trung để trú ngụ, sinh sản. Thế nhưng, vì nguồn lợi trước mắt, một bộ phận người dân vẫn lén lút đánh bắt chim tự nhiên để làm thức ăn và bán vào các nhà hàng, quán nhậu. Chính quyền địa phương, lực lượng chức năng, trong đó có các đơn vị BĐBP hiện đang chủ động triển khai các biện pháp để ngăn chặn hành vi tận diệt “chim trời”.
Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (EVN) cho biết, trong những năm gần đây, tình trạng buôn bán, nuôi giữ các loài rùa gia tăng dẫn đến suy giảm loài độngvật này trong tự nhiên, trong đó một số loài đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau. Từ năm 2018 đến nay, ENV đã ghi nhận gần 2.000 trường hợp vi phạm liên quan đến các loài rùa cạn và rùa nước ngọt, có 3.500 cá thể rùa đã được giải cứu từ các vụ bắt giữ vi phạm.
Không khó để tìm thấy các video quảng cáo, lời chào mời mua các sản phẩm có nguồn gốc từ đồng vậthoangdã (ĐVHD) trên mạng Internet thông qua các ứng dụng mạng xã hội Zalo, Facebook hay các trang mua sắm trực tuyến. Xu hướng gia tăng các vi phạm về ĐVHD trên Internet hiện nay đòi hỏi các cơ quan thực thi pháp luật và cơ quan tư pháp cần xem xét nghiêm túc cũng như cùng đưa ra giải pháp hiệu quả nhất để giải quyết.
4 đối tượng buôn bán, vận chuyển trái phép gần 1 tấn vảy tê tê châu Phi vừa bị xử phạt 18 năm tù. Đây là mức án thích đáng cho các đối tượng gián tiếp khiến hàng nghìn độngvậthoangdã (ĐVHD) quý hiếm bị giết hại mỗi năm và suy giảm nghiêm trọng trong tự nhiên, đồng thời cũng là lời cảnh tỉnh cho những người có ý định săn bắt, giết hại, buôn bán ĐVHD.
Thực hiện Nghị quyết số 623-NQ/QUTW ngày 29/10/2012 của Quân ủy Trung ương về công tác hậu cần quân đội đến năm 2020 và những năm tiếp theo (viết tắt là Nghị quyết 623), Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP Đắk Nông đã xây dựng Nghị quyết chuyên đề cụ thể hóa các nội dung, đồng thời, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chỉ huy đơn vị đối với công tác hậu cần; đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Từ đó, phát huy được nguồn lực tại chỗ để xây dựng, củng cố tiềm lực công tác hậu cần, đẩy mạnh công tác chăn nuôi, tăng gia sản xuất, góp phần nâng cao đời sống bộ đội.
Mặc dù bị pháp luật nghiêm cấm, nhưng tình trạng săn bắt, buôn bán trái phép độngvậthoangdã ở một số địa phương của nước ta vẫn diễn ra phức tạp. Trên địa bàn biên giới, các đơn vị BĐBP đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan chức năng tuyên truyền để người dân tham gia bảo vệ rừng, hệ sinh thái và độngvậthoangdã.
Ngày 11/6, Trung tá Phan Trọng Nam, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Bản Giàng, BĐBP Hà Tĩnh cho biết, đơn vị đã bàn giao cá thể khỉ mốc và tê tê cho Vườn Quốc gia Vũ Quang để thả về môi trường tự nhiên.
Ngoài nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn an ninh biên giới quốc gia, cán bộ, chiến sĩ BĐBP còn thể hiện trách nhiệm xã hội thông qua công tác cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường… Bên cạnh việc trực tiếp tham gia làm sạch biển, trồng cây xanh, BĐBP còn thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân cùng chung tay bảo vệ môi trường biển với những hoạt động thiết thực như không xả rác thải nhựa, bảo vệ rùa biển, nói không với khai thác thủy sản tận diệt, trồng rừng ngập mặn, giữ gìn đa dạng sinh học…
Việt Nam đã và đang hoàn thiện khung pháp lý xử lý tội phạm về độngvậthoangdã (ĐVHD). Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều thách thức cản trở việc thực thi pháp luật về vấn đề này, trong đó có cả những vướng mắc, bất cập trong quy định về quản lý, bảo vệ ĐVHD.
Khảo sát tại Việt Nam cho thấy, nuôi hổ không giúp giảm áp lực săn bắt hổ. Thực tế, nỗ lực bảo vệ hổ của Việt Nam đang gặp rất nhiều thách thức, đặc biệt là những khó khăn trong giải quyết tình trạng nuôi nhốt, buôn bán, tiêu thụ hổ và các sản phẩm từ hổ trái phép.
Tuyến biên giới các tỉnh Tây Nguyên hiện có 2 Vườn Quốc gia Chư Mo Ray thuộc tỉnh Kon Tum và Yook Đôn thuộc tỉnh Đắk Lắk. Thuở hồng hoang cho đến những năm cuối thế kỷ XX, nơi đây hiện hữu những cánh rừng đại ngàn với sự đa dạng, phong phú hệ động thực vật.
Séo Mý Tỷ (xã Tả Van, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) là một trong 5 thôn bản nằm trong vùng lõi Vườn quốc gia Hoàng Liên - Vườn quốc gia quan trọng bậc nhất của Việt Nam được khoanh vùng để bảo tồn, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên đặc hữu, quý hiếm. Sở dĩ chỉ cách trung tâm thị xã Sa Pa 25km, nhưng Séo Mý Tỷ rất lâu chẳng ai biết đến vì khu vực này tồn tại như một ốc đảo xa xăm, cách biệt với bên ngoài vì con đường mòn đi lên núi quanh co, vào sâu và rất khó di chuyển.