Nhiều năm qua, Đại úy QNCN Nguyễn Viết Lam, phóng viên Báo Biên phòng đã trích một phần tiền lương, nhuận bút hằng tháng để hỗ trợ các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, sinh sống ở khu vực biên giới được đến trường học tập.
Tạm dừng hải trình đánh bắt, chấp nhận thua lỗ cả trăm triệu đồng cho chuyến biển đầu năm để quay đầu vượt 300 hải lý trở lại đất liền vì sinh mạng của một người xa lạ, vượt qua tư duy tâm linh “tranh người” với thủy thần sẽ bi trách phạt…? Hay lờ đi coi như không nghe thấy tiếng kêu cứu yếu ớt trong gió, không nhìn thấy tấm phao bập bềnh trên sóng? Đó là bài toán hóc búa mà ngư dân Dương Văn Quý ở phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà phải giải chỉ trong chưa đầy 5 phút để ra lệnh cho ngư phủ trên tàu thả neo, cứu vớt một nam thanh niên đang yếu ớt nằm trên phao cứu sinh giữa khơi xa.
Mùa Xuân về, bản biên giới Mường Lống, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An nằm giữa đại ngàn đẹp như một bức tranh đa sắc màu. Ở vùng đất xa xôi, còn nhiều gian khó, những người lính Biên phòng luôn bám trụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân, cùng đồng bào dân tộc Mông vui Xuân, đón Tết đầm ấm.
Dường như Tết năm nay đến sớm trên các bản vùng cao xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai khi những cành đào khoe sắc thắm dọc con đường hướng về cột cờ Lũng Pô - điểm đánh dấu nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt. Trong không khí rộn ràng lễ hội tại các bản làng, tôi cảm nhận đầy đủ niềm vui của đồng bào các dân tộc sau hơn 2 năm gồng mình vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19...
Nghĩ về các thành viên trong Câu lạc bộ (CLB) Sinh viên Mông tình nguyện tại Hà Nội, trong tôi cứ ngân nga câu hát trong bài hát “Người Mèo ơn Đảng” của nhạc sĩ Thanh Phúc với tràn đầy niềm hy vọng: “Đây sườn núi lưng đèo người Mèo ca hát/ Sao còn sáng trên trời người Mèo ơn Đảng/ Bao đời nay sống nghèo lam lũ/ Nay cuộc sống dân Mèo từ đây sáng rồi…”.
Thời gian gần đây, trên một số báo, tạp chí điện tử, triển lãm đã xuất hiện những bức ảnh đẹp về đời sống, phong tục, tập quán, trang phục của một số dân tộc thiểu số (DTTS) ở Việt Nam của nhiếp ảnh gia Nguyễn Sơn Tùng. Dù không phải là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, nhưng những bức ảnh của anh đã minh chứng cho tình yêu, niềm đam mê và sự dấn thân của Nguyễn Sơn Tùng với văn hóa các DTTS ở Việt Nam.
Như thường lệ, sau Tết Nguyên đán, ngư dân thành phố Đà Nẵng lại “mở biển” đầu năm. Không có một ngày cố định, mỗi ngư dân chọn cho mình một ngày tốt để “cúng biển”, cầu cho một năm được nhiều “lộc” và thời tiết mưa thuận, gió mùa. Những mẻ lưới đầu tiên mang theo bao hy vọng về một năm cá, tôm đầy thuyền.
“Nếu không có các bố, các chú ở đồn Biên phòng thì cháu mãi chỉ là cậu bé mồ côi ở Chí Sáng. Nhờ mọi người yêu thương, tạo điều kiện mà cháu đã được đi học, biết thêm nhiều điều. Cháu sẽ phấn đấu trở thành vận động viên của Đoàn Thể dục Thể thao BĐBP” - Những lời tâm sự ấy của Tẩn Láo Lở, con nuôi của Đồn Biên phòng Sin Suối Hồ, BĐBP Lai Châu khiến nhiều người xúc động. Từ cậu bé mồ côi, Tẩn Láo Lở đã có một mái ấm và ước mơ của riêng mình…
Là huyện biên giới của tỉnh Gia Lai, Ia Grai được đánh giá là địa phương giàu tiềm năng và rất đa dạng trong phát triển kinh tế nhờ có những lợi thế lớn về sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghiệp, nhất là nguồn năng lượng. Trong giai đoạn 2020-2025, huyện Ia Grai tiếp tục quan tâm đến khai thác tiềm năng lợi thế của vùng đất trù phú về nông nghiệp hữu cơ, đa dạng về sinh thái, chiều sâu về văn hóa để tạo ra những sản phẩm du lịch giá trị, kích cầu phát triển kinh tế - xã hội...
Đại dịch Covid-19 hoành hành khắp thế giới đã một năm qua, đó cũng là thời gian mà các chiến sĩ biên phòng cả nước nói chung và lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang vừa tuần tra bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, vừa phải căng mình kiểm soát ngăn chặn phòng chống dịch.
“Đồn đang xây dựng lại, công trình bừa bộn lắm, chú thông cảm, vài tháng nữa đâu sẽ vào đấy ngay. Nghỉ ngơi chút đi chiều anh Tươi về gặp chú, anh ấy đang trực ở trạm liên ngành phòng, chống dịch Covid-19 đóng trong bản Ho, cách đồn 9km. Gặp anh Tươi là đúng người đúng việc như yêu cầu của chú đấy” - Trung tá Vi Văn Lý, Chính trị viên Đồn Biên phòng Hiền Kiệt, BĐBP Thanh Hóa thông báo kèm theo nụ cười tươi rói.
Cứ mỗi dịp xuân đến, “TếtMôngxuốngphố” lại được Câu lạc bộ sinh viên Mông tình nguyện tại Hà Nội tổ chức. Sự kiện đã trở thành nét văn hóa hàng năm của cộng đồng người Mông tại Hà Nội. Với chủ đề “Nhạc cụ-dân ca của người Mông”, “TếtMôngxuốngphố năm 2021” đã mang đến cho cộng đồng người Mông nhiều nét mới, đặc sắc, để các bạn trẻ được trải nghiệm, thực hành văn hóa của dân tộc mình giữa Thủ đô “ngàn năm văn hiến”.
Hiện nay, ở tất cả các địa phương trên cả nước đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng chống dịch Covid-19, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, với nhiều hình thức phong phú, trực quan, sinh động, giúp đồng bào nắm vững thông tin và chung tay cùng cả nước phòng, chống, đẩy lùi dịch bệnh.
Ngày 10-3, dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) do chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2) gây ra tiếp tục lây lan tại nhiều nước trên thế giới và số ca nhiễm bệnh trên toàn cầu đã vượt 118.900 người.
Tiếp nối thành công từ những lần tổ chức trước, “TếtMôngxuốngphố năm 2020” vừa được cộng đồng người Mông đang sinh sống và học tập tại Hà Nội tổ chức. Đây là sự kiện văn hóa hàng năm, nhằm quảng bá những nét văn hóa đặc trưng của người Mông đến với các cộng đồng dân tộc khác.