Trong những năm gần đây, tình hình mua bán người trên tuyến biên giới biển, đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có chiều hướng diễn biến phức tạp. Trước tình hình đó, Bộ Chỉ huy BĐBP Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai đồng bộ các biện pháp, đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm mua bán người, kịp thời ngăn chặn các vụ việc và giải cứu các nạn nhân, góp phần giữ vững sự bình yên ở khu vực biên giới biển, đảo.
Những năm qua, Đồn Biên phòng Kim Sơn, BĐBP Ninh Bình đã chủ động nắm chắc tình hình địa bàn, thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, giữ vững an ninh trật tự khu vực biên giới biển. Cùng với đó, Đồn Biên phòng Kim Sơn đã tích cực đổi mới, đẩy mạnh các mô hình, phong trào giúp dân tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Những người lính Biên phòng đã thật sự trở thành “điểm tựa” vững chắc cho người dân vùng biên giới biển Kim Sơn.
Ngày 5-1, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an phối hợp tổ chức Hội nghị giao ban giữa hai bộ Quốc phòng-Công an thực hiện Nghị định số 03/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ năm 2020. Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Trung tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an đồng chủ trì hội nghị. Hội nghị được tổ chức trực tuyến với 92 điểm cầu tại 62 tỉnh, thành phố.
Với vị trí địa lý nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông -Tây, có trục đường Xuyên Á đi qua, Quảng Trị trở thành địa bàn có nguy cơ cao về các loại tội phạm hình sự, kinh tế, matúy, mua bán người… gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân cư, đến sức khỏe, phẩm hạnh và cơ hội phát triển của phụ nữ, trẻ em. Trước tình hình đó, các cấp Hội phụ nữ trong toàn tỉnh đã nỗ lực cùng với các ban, ngành, đoàn thể có nhiều hành động chung tay vì một cộng đồng không có nạn nhân mua bán người.
Sơn La là tỉnh vùng cao, biên giới có vị trí chiến lược và đặc biệt quan trọng về quốc phòng - an ninh thuộc khu vực Tây Bắc của Tổ quốc. Sơn La cũng được đánh giá là địa bàn trọng điểm, phức tạp về tội phạm và tệnạnmatúy. Theo đó, tình hình hoạt động của tội phạm matúy ở khu vực biên giới Sơn La diễn biến phức tạp, heroin, matúy tổng hợp thẩm lậu qua biên giới vào địa bàn với số lượng lớn, đặc biệt là khu vực biên giới giáp ranh với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Trước tình hình đó, thời gian qua, BĐBP Sơn La và Công an tỉnh đã đẩy mạnh các hoạt động phối hợp để chủ động đấu tranh, ngăn chặn, triệt xóa tội phạm matúy, từng bước giải quyết tội phạm và tệnạnmatúy ở khu vực biên giới tỉnh Sơn La.
Cùng với việc vận động các nguồn lực cải thiện cơ sở vật chất cho các tổ, chốt phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Chỉ huy BĐBP Nghệ An đã chỉ đạo Đội tuyên truyền văn hóa tới các điểm chốt trên biên giới biểu diễn văn nghệ phục vụ cán bộ, chiến sĩ và đồng bào các dân tộc trên địa bàn các đơn vị đóng quân.
Sáng 21-12, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP Cao Bằng tổ chức trọng thể lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới của Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam tặng Đồn Biên phòng Đàm Thủy theo Quyết định số 1579/QĐ-CTN ngày 15-9-2020 vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu từ năm 2009 đến năm 2019.
Trải qua hơn 40 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, với truyền thống đoàn kết, thống nhất, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đàm Thủy, BĐBP Cao Bằng đã không ngừng phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, kiên trì bám trụ nơi tuyến đầu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân biên giới. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc đã giành được, ngày 15-9-2020, Đồn Biên phòng Đàm Thủy đã vinh dự được Chủ tịch nước ký Quyết định số 1579/QĐ-CTN phong tặng danh hiệu cao quý - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ đổi mới.
Được thành lập ngày 28-1-2005, với chức năng là cơ quan tham mưu, hướng dẫn, chỉ đạo và trực tiếp công tác phòng chống matúy và tội phạm (PCMT&TP) trên khu vực biên giới, vùng biển của Tổ quốc, những năm qua, Cục PCMT&TP BĐBP luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, xã hội trên khu vực biên giới, vùng biển của Tổ quốc.
Ngày 15-9-2020, Đồn Biên phòng Đàm Thủy, BĐBP Cao Bằng được Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ký Quyết định số 1579/QĐ-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu từ năm 2009 đến năm 2019, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.
Cục Phòng, chống tội phạm matúy BĐBP thành lập ngày 28-1-2005. Ngày 24-11-2015, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 5012/QĐ-BQP về việc đổi tên Cục Phòng, chống tội phạm matúy BĐBP thành Cục Phòng, chống matúy và tội phạm (PCMT&TP) BĐBP với 11 đầu mối đơn vị trực thuộc. Với chức năng là cơ quan tham mưu, hướng dẫn, chỉ đạo và trực tiếp đấu tranh phòng, chống matúy và tội phạm trên khu vực biên giới, vùng biển, những năm qua, Cục PCMT&TP BĐBP luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, phát triển kinh tế - xã hội trên khu vực biên giới, vùng biển của Tổ quốc.
Bà Dương Thị Ngọc Linh, Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho biết: Thời gian qua, với các chính sách hỗ trợ, Việt Nam đã tích cực đưa nạn nhân các vụ mua bán người tái hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên, để giải quyết tận gốc vấn đề này, cộng đồng xã hội, gia đình, người thân, người quen biết, hàng xóm của các nạn nhân cần là tác nhân quan trọng giúp họ trên con đường tái hòa nhập cộng đồng. Cùng với đó, phải có sự định hướng công việc để những nạn nhân này có thể tự mưu sinh, kiếm sống, nuôi bản thân.
Dù ở bất cứ cương vị công tác nào, với trách nhiệm của một cán bộ, đảng viên, Đại tá Trịnh Hữu Tăng, Chính ủy BĐBP Lạng Sơn, người con của dân tộc Tày tỉnh Lạng Sơn cũng luôn tìm tòi, suy nghĩ để cùng với lãnh đạo, chỉ huy đơn vị làm tốt công tác vận động quần chúng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới; chỉ đạo các đơn vị tích cực tham gia thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Những việc làm thiết thực, ý nghĩa đó đã góp phần củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc, xây dựng nền Biên phòng toàn dân, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.
Với niềm tin tưởng kỳ vọng Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam lần thứ II năm 2020 sẽ tạo “động lực” mới trong vấn đề bảo vệ và phát triển vùng DTTS trong thời gian tới, nhiều đại biểu ưu tú của vùng đồng bào DTTS đã có những ý kiến tâm huyết gửi gắm tới Đại hội. Báo Biên phòng giới thiệu với bạn đọc một số ý kiến tại sự kiện chính trị quan trọng này.
Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II năm 2020 được tổ chức vào ngày 4-12, với chủ đề “Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau, phát huy nội lực cùng phát triển với đất nước”. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và có bài phát biểu tại Đại hội. Báo Biên phòng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.