Sáng 22-5, tại xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, Ban Thanh niên Quân đội, Cục Chính trị Quân khu 4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Hà Tĩnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh cùng các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Quân đội phối hợp tổ chức Chương trình “Tuổi trẻ với biển, đảo quê hương” và phát động chiến dịch "Thanh niên tình nguyện Hè" năm 2022.
Nhằm từng bước đưa Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) vào cuộc sống, thời gian qua, các đơn vị thuộc Bộ Chỉ huy BĐBP thành phố Đà Nẵng đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến cán bộ và nhân dân trên địa bàn đơn vị quản lí. Với nhiều cách làm hay, vận dụng sáng tạo, việc tuyên truyền, phổ biến Luật BPVN đã và đang đem lại hiệu quả thiết thực.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An vẫn còn số lượng lớn phương tiện bè mảng của ngưdân khai thác hải sản gần bờ. Trong số đó, có một bộ phận ngưdân sử dụng hình thức đánh bắt theo kiểu tận diệt. Chính quyền địa phương đang tìm các biện pháp chuyển đổi nghề cho ngưdân, nhưng gặp phải rất nhiều khó khăn, trở ngại.
Là lực lượng thường trực nhiệm vụ phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn (PCLB, TKCN) trên biển, bởi vậy, trước tình hình thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp và dị thường, BĐBP thành phố Đà Nẵng đã chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai nhiệm vụ để có thể hỗ trợ ngưdân hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
Ngày 20-12-2021, không khí mát lành đã trở lại với làng chài xã Nghĩa An, thành phố Quảng Ngãi - địa phương có 13 tàu cá chạy tránh siêu bão Rai trên biển. Thời điểm đó, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão tỉnh Quảng Ngãi thông tin về việc các tàu cá này đã an toàn và di chuyển xuống hướng Nam. Ngày bình yên, các ngưdân lão luyện đều nhắc đến việc, nhờ thả dù nổi nên cả trăm ngưdân đã được bảo toàn tính mạng.
Ngày 13-5, tại quảng trường, phố đi bộ Nguyễn Huệ (thành phố Hồ Chí Minh), Bộ Chỉ huy BĐBP thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ xuất quân Hội trại truyền thống Tuổi trẻ giữ biển, với chủ đề “Tuổi trẻ với biển, đảo” năm 2022.
Trong lúc hành nghề câu mực trên vùng biển Trường Sa của Việt Nam, tàu cá QNg90918TS do ngưdân Ngô Thanh Vinh (trú tại xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) làm thuyền trưởng cùng 43 lao động bị một tàu nước ngoài sử dụng vũ khí trấn áp, cướp tài sản.
Tháng Tư này, khách du lịch tập trung về Côn Đảo rất đông. Trên chiếc máy bay của hãng Vietnam Airline, tôi bắt gặp rất nhiều cựu chiến binh (CCB) gương mặt trầm ngâm. Cô tiếp viên hàng không Nguyễn Thu Hương với nụ cười rạng ngời đang thuyết minh cho hành khách chuẩn bị tinh thần để máy bay hạ cánh.
Nuôi biển theo phương thức công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao là xu thế tất yếu của Việt Nam, mục tiêu đến năm 2045, giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nuôi biển đạt 4 tỷ USD. Để hiện thực hóa điều này, có rất nhiều vấn đề đặt ra cho các địa phương, từ quy hoạch, lựa chọn công nghệ, tạo nguồn giống tốt, hệ sinh thái nuôi... Phóng viên Báo Biên phòng đã có cuộc trao đổi với Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Ngày 16-3-2022, người dân ở làng An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi làm Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Khoảng 15 năm về trước, khi ra đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi và đặt chân tới Âm linh tự và mộ lính Hoàng Sa; hoặc các điểm là nhà thờ các cai đội, chánh đội trưởng thủy quân Hoàng Sa thì được gặp các bậc cao niên ngồi kể câu chuyện có hồn về những hùng binh Hoàng Sa thuở trước. Còn giờ đây, những nơi này vắng dần các “cây đại thụ”. Ông Bùi Thanh, 61 tuổi, một thời gắn bó với vùng biển Hoàng Sa nói với tôi: “Giờ nghỉ đi biển, ở nhà gánh vác việc cúng tế Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa”.
Việt Nam là một quốc gia biển. Trong những năm qua, nhiều cơn bão mạnh càn quét qua miền Trung, nếu theo sát tình hình, sẽ nhận thấy rằng, có rất nhiều ngưdân dày dạn kinh nghiệm biển cả, chấp nhận sống chung với thiên tai, bão lụt… Người trong đất liền chỉ nghe qua thấy rợn người lo sợ nhưng với người lính Biên phòng ở các vùng biển họ thấu hiểu những gian nan của người dân biển, để tìm cách sẻ chia, hỗ trợ nhân dân bằng “mệnh lệnh trái tim”.
Phía Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm đánh cá trên Biển Đông, có hiệu lực từ 1-5 và dự kiến trong 3 tháng. Phạm vi lệnh cấm bao gồm một phần vùng biển vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngày 4-5, Bộ Chỉ huy BĐBP Tiền Giang và Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3 tổ chức ký kết kế hoạch phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền và an ninh, trật tự trên biển.