Sau 5 năm hành động và 6 tháng cao điểm chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), nỗ lực gỡ “thẻ vàng” trong khai thác hải sản, các địa phương ven biển đã ghi nhận nhiều kết quả đáng mừng.
Tạm dừng hải trình đánh bắt, chấp nhận thua lỗ cả trăm triệu đồng cho chuyến biển đầu năm để quay đầu vượt 300 hải lý trở lại đất liền vì sinh mạng của một người xa lạ, vượt qua tư duy tâm linh “tranh người” với thủy thần sẽ bi trách phạt…? Hay lờ đi coi như không nghe thấy tiếng kêu cứu yếu ớt trong gió, không nhìn thấy tấm phao bập bềnh trên sóng? Đó là bài toán hóc búa mà ngư dân Dương Văn Quý ở phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà phải giải chỉ trong chưa đầy 5 phút để ra lệnh cho ngư phủ trên tàu thả neo, cứu vớt một nam thanh niên đang yếu ớt nằm trên phao cứu sinh giữa khơi xa.
UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có quy chế phối hợp với lực lượng Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3 để xử lý các tàu cá vi phạm các quy định trong khai thác hải sản. Huyện ủy Long Điền, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng có Kế hoạch phối hợp số 57-KHPH/ĐUBĐBP/HULĐ ngày 1/6/2021 với Đảng ủy BĐBP Bà Rịa-Vũng Tàu nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).
Hàng loạt các giải pháp đã được triển khai dồn dập ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU). Ông Nguyễn Văn Giàu, cán bộ ấp Tân Phước, xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, thành viên Tổ tuyên truyền, vận động chống khai thác IUU liên tục mang giấy thông báo đến nhà các chủ tàu để nhắc nhở việc kích hoạt thiết bị giám sát hành trình trên tàu; lưu ý 24 tàu cá trùng lịch sử hành trình đang bị BĐBP tiến hành điều tra… Chống khai thác IUU ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang được triển khai quyết liệt nên kể cả cán bộ ấp cũng nằm trong “guồng quay nóng”.
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có 5.401 tàu cá, trong đó, tàu đánh bắt xa bờ có thân vỏ dài trên 15 mét là 2.798 chiếc, riêng tàu đánh cá làm nghề giã cào là 1.414 chiếc - nhóm có nguy cơ cao vi phạm về khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU). Bên cạnh đó, vùng biển Bà Rịa-Vũng Tàu là nơi lưu trú của hàng nghìn tàu đánh cá từ các địa phương khác tập trung về đây. Xác định nhiệm vụ chống khai thác IUU là nhiệm vụ quan trọng, hàng đầu, vừa mang tính cấp bách vừa thường xuyên, lâu dài, Bà Rịa-Vũng Tàu rất quyết tâm, thực hiện đồng bộ bằng nhiều giải pháp tích cực. Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu đã ban hành nghị quyết, UBND tỉnh đã ban hành chỉ thị, 15 quyết định, 5 kế hoạch và 10 văn bản khác liên quan tới chống khai thác IUU.
Để ngăn chặn, hướng tới chấm dứt tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thời gian qua, Bộ Chỉ huy BĐBP Bà Rịa-Vũng Tàu đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện các giải pháp ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng này, góp phần chung tay cùng chính quyền địa phương nỗ lực gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) đối với thủy sản Việt Nam.
Hiện nay, các quốc gia Indonesia, Malaysia, Brunei, Philippines không ngừng tăng cường các biện pháp tuần tra, nâng mức xử phạt tiền, tịch thu tàu cá vi phạm, vì vậy, ngư dân Việt Nam phải có ý thức, tự giác chấp hành. Ở các tỉnh miền Trung, Bình Định là địa phương vẫn còn tình trạng tàu cá vi phạm IUU. Chính vì vậy, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Định đã chỉ đạo các sở, ban ngành trong tỉnh và BĐBP triển khai nhiều giải pháp quyết liệt để từng bước ngăn chặn có hiệu quả tình trạng ngư dân vi phạm IUU.
Từ đầu năm 2022 đến nay, tình hình chống khai thác IUU ở nhiều tỉnh có chiều hướng đạt kết quả tốt, nhất là các tỉnh từng có nhiều tàu cá sang khu vực Nam Thái Bình Dương khai thác, đánh bắt như Quảng Ngãi. Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến tháng 6/2022, cả nước vẫn còn 10 tỉnh có ngư dân bị nước ngoài bắt giữ, xử lý (35 vụ/50 tàu/449 ngư dân).
Tại các tỉnh miền Trung, việc hướng dẫn, quản lý, xử lý các tàu đánh cá vi phạm IUU (khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định) được triển khai quyết liệt, riêng UBND tỉnh Bình Định đã ban hành hơn 50 văn bản chỉ đạo liên quan tới vi phạm IUU. Các tỉnh Phú Yên, Quảng Ngãi, Quảng Nam đều thiết lập cơ chế một cửa, phối hợp để quản lý chặt tàu cá theo công nghệ 4.0, góp phần gỡ “thẻ vàng” cho ngành thủy sản Việt Nam.
Máy thủy được ví như “trái tim” của nghề đánh cá ở biển khơi, ngư dân sắm máy cũ, mạng mình như “treo” đầu ngọn sóng dữ. Khoảng 80% tổng số tàu đánh cá ở miền Trung lắp máy cũ, người dân quen gọi là máy bãi. Họ chạy khoảng 5-10 năm, chủ tàu bán máy theo giá sắt vụn, thợ máy mua về độ chế thành máy khá hơn, rồi bán tiếp cho chủ tàu khác chạy.
Thời gian qua, mặc dù đã được các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tuyên truyền rộng rãi về việc không vi phạm các quy định về khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), thế nhưng, do lợi ích kinh tế và thiếu hiểu biết pháp luật, một số ngư dân trên địa bàn khu vực biên giới vẫn lén lút đưa tàu cá sang vùng biển nước ngoài để khai thác thủy sản trái phép. Điều này tác động không nhỏ đến tình an ninh trật tự, an toàn xã hội tại khu vực.
Chiều 8-3, Bộ Chỉ huy BĐBP Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức Hội nghị chuyên đề “Ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài”. Thượng tá Nguyễn Hùng Sơn, Chỉ huy trưởng BĐBP Bà Rịa - Vũng Tàu chủ trì hội nghị.
Trong niềm vui, phấn khởi chào đón Xuân Nhâm Dần 2022, sáng 1-2, tức mùng Một Tết, Bộ Quốc phòng (BQP) tổ chức Giao ban đầu xuân trực tuyến với 43 điểm cầu trong toàn quân. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng BQP chủ trì giao ban.
Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong 4 năm qua, từ Trung ương đến địa phương đã tổ chức thực hiện nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn, chấm dứt việc tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài, khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Chúng ta đã đạt được những kết quả nhất định, song mục tiêu lớn nhất là gỡ "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu (EC) chưa đạt được.
Do một bộ phận ngư dân thiếu ý thức mà cán bộ Đồn Biên phòng (BP) Tây Yên, BĐBP Kiên Giang tốn nhiều thời gian và công sức để hoàn thành nhiệm vụ duy trì an ninh trật tự trên biển, nhất là đảm bảo việc tuân thủ pháp luật trong khai thác thủy sản. Cùng với việc xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, thông điệp chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) được cán bộ BP nhắc đi, nhắc lại thường xuyên, liên tục để mỗi ngư dân đều hiểu và thay đổi từ nhận thức đến hành vi.