Với chiều dài bờ biển 189km, Phú Yên là một trong 28 tỉnh, thành có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế biển. Nơi đây là điểm khởi phát nghề câu cá ngừ đại dương nên chính quyền và các cơ quan chức năng ở địa phương, trong đó có BĐBP luôn nỗ lực triển khai nhiều giải pháp, góp phần khắc phục cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) đối với ngành thủy sản Việt Nam.
“Nhiều năm tôi làm Đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng VũngRô, BĐBP Phú Yên, mọi việc quan trọng trong thôn VũngRô, tôi và anh Mừng thường hay trao đổi, bàn bạc kỹ lưỡng. Anh Mừng là người có uy tín của thôn, dẫn đầu phong trào làm kinh tế, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng Bằng khen, Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục” - Đại tá Nguyễn Thanh Hương, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng BĐBP Phú Yên giới thiệu với tôi về ông Hầu Mừng (75 tuổi, tên thường gọi là Hai Mừng), tỷ phú đầu tiên ở VũngRô nhờ nuôi tôm hùm.
“Anh cứ hình dung xem, con tôm hùm giống mới đẻ ra nhỏ li ti màu trắng xóa, được nhập khẩu từ nước ngoài về nước ta, lên xuống bao nhiêu chặng máy bay, xe ô tô. Quá trình ươm nuôi đến khi bán lại cho những người nuôi tôm thịt giống như “đánh bạc” dưới đáy biển khi hằng ngày phải đối mặt với sóng to, gió lớn, rồi mưa, bão...”- Đó là chia sẻ đầy hấp dẫn của ông Dương Ngọc Thắng, thôn Nhơn Hội, xã An Hòa Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
Vịnh biển ấy từng là một địa danh đã đi vào trang sử hào hùng của dân tộc, niềm tự hào của quân và dân Phú Yên. Và bây giờ, vùng biển ấy cũng đã “thay da đổi thịt”, không còn là vùng đất nghèo khó thuở nào.
Mẹ Nguyễn Thị Sửu (sinh năm 1940) bước chậm như đếm từng bước chân. Mẹ đứng bên cạnh dòng sông và nhìn về phía núi Đá Bia sừng sững. Bao lần mẹ ra sông nhìn về phía núi, núi giúp mẹ khơi lại những ký ức về những đứa con, người em từng dừng lại bên dòng sông này. Từ năm 1975 đến nay, cán bộ, chiến sĩ BĐBP nơi đây luôn coi mẹ như người ruột thịt; mỗi lần anh em ghé thăm đều được mẹ kể chuyện về những năm kháng chiến.
Năm 2002, tôi về công tác tại một trường miền núi của tỉnh Phú Yên, đúng vào thời điểm trường sẽ tổ chức Hội trại chào mừng ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26-3). Chuyện tôi sợ nhất là làm cổng trại và lều trại tại vùng lõm nắng tháng 3, tháng 4 khủng khiếp lắm. Tôi đem chuyện này “tâm sự” với lớp, các em đề xuất chuyện dùng cây đủng đỉnh làm cổng trại, sẽ rất hoang dã mà lãng mạn. Rồi lều trại cũng dùng đủng đỉnh, sẽ tha hồ mát.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, để chi viện cho chiến trường miền Nam, cùng với con đường vận tải bộ vượt Trường Sơn, Trung ương Đảng, Bộ Quốc phòng còn tổ chức xây dựng thành công “Đường Hồ Chí Minh trên biển.” Để có những chuyến tàu thuyền vượt trùng khơi, vận chuyển hàng trăm nghìn tấn vật chất vào chiến trường thì công tác ngụy trang nghi binh, giữ bí mật là yếu tố sống còn, quyết định thành công.
Đường Hồ Chí Minh trên biển là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tài thao lược, sự sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân của Đảng ta và Bác Hồ, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Con đường huyền thoại ấy được xây đắp bằng công sức, trí tuệ, xương máu của đồng bào, chiến sĩ cả nước, trong đó Quân chủng Hải quân (QCHQ) vinh dự là lực lượng nòng cốt.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đường Hồ Chí Minh trên biển đã đi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam “như một con đường huyền thoại”.
Quyết định mở tuyến đường giao thông quân sự đặc biệt - Đường Hồ Chí Minh trên bộ và Đường Hồ Chí Minh trên biển là một trong những sáng tạo độc đáo về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
60 năm trước, Đoàn tàukhôngsố bí mật đạp sóng Biển Đông, dũng cảm vượt qua sự ngăn chặn, kiểm soát ngặt nghèo của quân thù, tiếp tế vũ khí, bổ sung lực lượng cho đồng bào, chiến sĩ miền Nam đánh mạnh, thắng to.
Ngày 13-10, Tổng cục Chính trị đã ban hành quyết định số 1774/QĐ-CT về việc phê duyệt kế hoạch tổ chức Chương trình giao lưu, nghệ thuật “Huyền thoại và Tương lai”.
Cách đây 60 năm, ngày 23-10-1961, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 97/QĐ thành lập Đoàn 759, tiền thân của Lữ đoàn 125 Hải quân (còn được gọi là Đoàn tàuKhôngsố). Đoàn có nhiệm vụ mở con đường vận tải chiến lược trên biển để kịp thời chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam.
Gần 60 năm trước, những con tàuKhôngsố vận chuyển vũ khí từ miền Bắc, vượt qua nghìn trùng hiểm nguy, hàng rào vây ráp của quân địch, cập bến VũngRô (Phú Yên). Từ đây, hàng trăm tấn vũ khí, đạn dược đã được chuyển tiếp, chi viện cho chiến trường Khu V và Tây Nguyên, góp phần quan trọng trong cuộc chiến đấu của các lực lượng vũ trang Quân khu 5, thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển mạnh, tiến đến giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước... Những câu chuyện về tàuKhôngsố và bến VũngRô mãi là khúc tráng ca bất tử trong lòng dân tộc.
Đồng chí Bùi Thanh Toàn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo, Tỉnh ủy Phú Yên đã khẳng định như vậy tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong Đảng ủy BĐBP Phú Yên. Đây không chỉ là lời khen ngợi, mà còn là đúc kết thực tiễn sống động từ những câu chuyện nghĩa tình máu thịt giữa người lính Biên phòng với nhân dân trên tuyến biên giới biển Phú Yên.