“Nhiều năm tôi làm Đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Vũng Rô, BĐBP Phú Yên, mọi việc quan trọng trong thôn Vũng Rô, tôi và anh Mừng thường hay trao đổi, bàn bạc kỹ lưỡng. Anh Mừng là người có uy tín của thôn, dẫn đầu phong trào làm kinh tế, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng Bằng khen, Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục” - Đại tá Nguyễn Thanh Hương, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng BĐBP Phú Yên giới thiệu với tôi về ông Hầu Mừng (75 tuổi, tên thường gọi là Hai Mừng), tỷ phú đầu tiên ở Vũng Rô nhờ nuôi tôm hùm.
Tại SEA Games 32 diễn ra ở Campuchia vào tháng 5 sắp tới, Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam đặt mục tiêu bảo vệ tấm Huy chương Bạc cho cả 2 đội tuyển bóng chuyền nam và nữ. Dù có chưa đầy 1 tháng chuẩn bị, nhưng các cầu thủ của cả 2 đội đều nỗ lực, cố gắng để giành thành tích tốt về cho đội nhà.
Năm 2022, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt 1,03 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Nhưng qua trao đổi với các ngư dân khai thác cá ngừ của 4 tỉnh trọng điểm ở Nam Trung Bộ, tôi lại nhận được lời kêu than thua lỗ do sản lượng đánh bắt bị thụt giảm, giá cá bán thấp, thiếu lao động nghề biển… Những bất cập trên đang thực sự đe dọa đến sự tồn vong của nghề câu cá ngừ đại dương tại Việt Nam.
Giới chuyên gia kinh tế quốc tế đánh giá, trên bình diện toàn cầu, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là tổ chức khu vực giữ vững thành công phát triển trong bối cảnh năm 2023, kinh tế thế giới phải trải qua nhiều “sóng gió”.
“Anh cứ hình dung xem, con tôm hùm giống mới đẻ ra nhỏ li ti màu trắng xóa, được nhập khẩu từ nước ngoài về nước ta, lên xuống bao nhiêu chặng máy bay, xe ô tô. Quá trình ươm nuôi đến khi bán lại cho những người nuôi tôm thịt giống như “đánh bạc” dưới đáy biển khi hằng ngày phải đối mặt với sóng to, gió lớn, rồi mưa, bão...”- Đó là chia sẻ đầy hấp dẫn của ông Dương Ngọc Thắng, thôn Nhơn Hội, xã An Hòa Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
Việt Nam nằm ở trung tâm các nước Đông Nam Á, là cung đường du lịch tàu biển đầy hấp dẫn, nhộn nhịp ở khu vực châu Á. Mặc dù du lịch tàu biển đã phát triển ở nước ta hơn 30 năm, nhưng vẫn không có bước đột phá lớn nào để trở thành trung tâm đón khách của thế giới. Một số dịch vụ của doanh nghiệp nước ta còn bị thua ngay tại “sân nhà”.
Tạm dừng hải trình đánh bắt, chấp nhận thua lỗ cả trăm triệu đồng cho chuyến biển đầu năm để quay đầu vượt 300 hải lý trở lại đất liền vì sinh mạng của một người xa lạ, vượt qua tư duy tâm linh “tranh người” với thủy thần sẽ bi trách phạt…? Hay lờ đi coi như không nghe thấy tiếng kêu cứu yếu ớt trong gió, không nhìn thấy tấm phao bập bềnh trên sóng? Đó là bài toán hóc búa mà ngư dân Dương Văn Quý ở phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà phải giải chỉ trong chưa đầy 5 phút để ra lệnh cho ngư phủ trên tàu thả neo, cứu vớt một nam thanh niên đang yếu ớt nằm trên phao cứu sinh giữa khơi xa.
Những năm gần đây, các tỉnh phía Nam liên tục có nhiều nhà đầu tư nước ngoài tìm đến, hợp tác, đầu tư, kinh doanh. Nhiều nhà máy, khu chế xuất mới được xây dựng ở các tỉnh, thành phố phía Nam. Để thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho lưu thông và xuất nhập khẩu hàng hóa thuận lợi nhất, Chính phủ đã đầu tư hàng loạt công trình giao thông trọng điểm, tăng khả năng kết nối với cụm cảng Cái Mép - Thị Vải.
Giới chuyên gia về Luật Biển khẳng định, việc phân định biển luôn phải được thực hiện theo phương pháp công bằng có tính đến các hoàn cảnh liên quan để bảo đảm lợi ích công bằng cho các bên. Nắm bắt được xu hướng chung của sự phát triển luật biển, từ năm 1977 đến nay, Việt Nam nhất quán, kiên định quan điểm thông qua thương lượng để đi đến các thỏa thuận trên cơ sở phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), áp dụng nguyên tắc công bằng, để đạt được giải pháp phân định công bằng.
UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có quy chế phối hợp với lực lượng Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3 để xử lý các tàu cá vi phạm các quy định trong khai thác hải sản. Huyện ủy Long Điền, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng có Kế hoạch phối hợp số 57-KHPH/ĐUBĐBP/HULĐ ngày 1/6/2021 với Đảng ủy BĐBP Bà Rịa-Vũng Tàu nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).
Hàng loạt các giải pháp đã được triển khai dồn dập ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU). Ông Nguyễn Văn Giàu, cán bộ ấp Tân Phước, xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, thành viên Tổ tuyên truyền, vận động chống khai thác IUU liên tục mang giấy thông báo đến nhà các chủ tàu để nhắc nhở việc kích hoạt thiết bị giám sát hành trình trên tàu; lưu ý 24 tàu cá trùng lịch sử hành trình đang bị BĐBP tiến hành điều tra… Chống khai thác IUU ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang được triển khai quyết liệt nên kể cả cán bộ ấp cũng nằm trong “guồng quay nóng”.
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có 5.401 tàu cá, trong đó, tàu đánh bắt xa bờ có thân vỏ dài trên 15 mét là 2.798 chiếc, riêng tàu đánh cá làm nghề giã cào là 1.414 chiếc - nhóm có nguy cơ cao vi phạm về khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU). Bên cạnh đó, vùng biển Bà Rịa-Vũng Tàu là nơi lưu trú của hàng nghìn tàu đánh cá từ các địa phương khác tập trung về đây. Xác định nhiệm vụ chống khai thác IUU là nhiệm vụ quan trọng, hàng đầu, vừa mang tính cấp bách vừa thường xuyên, lâu dài, Bà Rịa-Vũng Tàu rất quyết tâm, thực hiện đồng bộ bằng nhiều giải pháp tích cực. Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu đã ban hành nghị quyết, UBND tỉnh đã ban hành chỉ thị, 15 quyết định, 5 kế hoạch và 10 văn bản khác liên quan tới chống khai thác IUU.
Để ngăn chặn, hướng tới chấm dứt tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thời gian qua, Bộ Chỉ huy BĐBP Bà Rịa-Vũng Tàu đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện các giải pháp ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng này, góp phần chung tay cùng chính quyền địa phương nỗ lực gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) đối với thủy sản Việt Nam.
Chiều 5/10, thực hiện Quyết định số 3065/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về việc cho phép 8 ngư dân Myanmar bị nạn trên biển về nước, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với Sở Ngoại vụ, Công an tỉnh tổ chức bàn giao 8 ngư dân Myanmar cho đại diện ủy quyền Đại sứ quán Myanmar tại Việt Nam.