Điểm tựa bình an nơi chân sóng
Khi tính mạng của người dân đứng trước hiểm nguy, lực lượng BĐBP đã không quản ngại khó khăn nhanh chóng ứng cứu. Các anh được ví là điểm tựa giữa muôn trùng khơi, là ngọn hải đăng nơi chân sóng của các ngư dân.
Khi tính mạng của người dân đứng trước hiểm nguy, lực lượng BĐBP đã không quản ngại khó khăn nhanh chóng ứng cứu. Các anh được ví là điểm tựa giữa muôn trùng khơi, là ngọn hải đăng nơi chân sóng của các ngư dân.
Nằm trên tuyến giao cắt của hệ thống giao thông đường thủy trên biển vùng Đông Bắc, bên cạnh thuận lợi, vùng biển Cát Bà, thành phố Hải Phòng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn hàng hải. Nhưng bằng sự chủ động, quyết liệt triển khai nhiều giải pháp cụ thể và sát thực tiễn, Đồn Biên phòng Cát Bà, BĐBP Hải Phòng đã ứng phó hiệu quả với sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, góp phần làm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản đến mức thấp nhất.
Từ đầu năm 2022 đến nay, tình hình chống khai thác IUU ở nhiều tỉnh có chiều hướng đạt kết quả tốt, nhất là các tỉnh từng có nhiều tàu cá sang khu vực Nam Thái Bình Dương khai thác, đánh bắt như Quảng Ngãi. Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến tháng 6/2022, cả nước vẫn còn 10 tỉnh có ngư dân bị nước ngoài bắt giữ, xử lý (35 vụ/50 tàu/449 ngư dân).
Quảng Ninh, Hải Phòng và Thái Bình bằng mọi biện pháp thông báo, kêu gọi, hướng dẫn các phương tiện, tàu thuyền còn đang hoạt động trong khu vực ảnh hưởng của bão...
8 giờ sáng 21/7, Tàu SAR 27-01 thuộc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam khu vực IV (gọi tắt là Trung tâm) đã đưa 4 thuyền viên đi trên tàu cá BĐ 91464-TS do ông Lê Văn Minh (sinh năm 1969, trú tại phường Hải Cảng, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng gặp nạn trên biển về đến Nha Trang (Khánh Hòa) an toàn và bàn giao cho BĐBP tỉnh Khánh Hòa, địa phương.
Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Nam vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 5 tàu cá vì mất tín hiệu giám sát hành trình. Để xử phạt tàu cá, Chi cục Thủy sản đã phối hợp với BĐBP tỉnh tiến hành củng cố hồ sơ, mời chủ tàu lên làm việc để nghe trình bày về nguyên nhân, đồng thời, nhắc nhở về việc chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật.
Ngày 20-12-2021, không khí mát lành đã trở lại với làng chài xã Nghĩa An, thành phố Quảng Ngãi - địa phương có 13 tàu cá chạy tránh siêu bão Rai trên biển. Thời điểm đó, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão tỉnh Quảng Ngãi thông tin về việc các tàu cá này đã an toàn và di chuyển xuống hướng Nam. Ngày bình yên, các ngư dân lão luyện đều nhắc đến việc, nhờ thả dù nổi nên cả trăm ngư dân đã được bảo toàn tính mạng.
Việt Nam là một quốc gia biển. Trong những năm qua, nhiều cơn bão mạnh càn quét qua miền Trung, nếu theo sát tình hình, sẽ nhận thấy rằng, có rất nhiều ngư dân dày dạn kinh nghiệm biển cả, chấp nhận sống chung với thiên tai, bão lụt… Người trong đất liền chỉ nghe qua thấy rợn người lo sợ nhưng với người lính Biên phòng ở các vùng biển họ thấu hiểu những gian nan của người dân biển, để tìm cách sẻ chia, hỗ trợ nhân dân bằng “mệnh lệnh trái tim”.
Hòa bình lập lại, biên cương liền một dải, những chiến sĩ Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) lại lên đường ra biên giới, bờ biển để tiếp tục sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong giai đoạn cách mạng mới.
Cơn bão Chanchu đầu năm 2006 đã cướp đi sinh mạng của hàng chục ngư dân làng chài ở xã Bình Minh (huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam), để những góa phụ, cha mẹ già và hàng chục đứa bé bơ vơ cùng những nỗi đau chồng chất khác. 16 năm sau những đau thương, mất mát ấy, cuộc sống đã trở về quỹ đạo bình thường.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của siêu bão Rai, các đài canh liên lạc ở các tỉnh miền Trung liên tục giữ liên lạc và hướng dẫn ngư dân vào đất liền phòng tránh. Một số tàu cá chạy tránh bão và ngư dân điện vào đất liền cho biết, vì ở tọa độ cách xa đất liền nên không kịp vào bờ.
Màn hình máy định vị đặt trên ca bin của tàu cá QNa 94252 TS hiện lên hàng chục biểu tượng đang trôi nhẹ theo hướng gió của Biển Đông. Thỉnh thoảng, ngư dân dưới thúng (được ví như tàu “con”) và thuyền trưởng trên tàu “mẹ” lại “a lô” cho nhau vài câu như hình thức điểm danh để xác định tàu “con” còn “thức” hay “ngủ quên”. Ngư dân hiện nay đã áp dụng công nghệ 4.0 để kiểm soát, ngăn ngừa hiểm họa. Viện Nghiên cứu hải sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống kê, từ năm 1990 - 2007, có tới 225 ngư dân câu mực ở tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng mất tích.
Trong những ngày qua, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp ở một số nơi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, trong đó nguồn lây nhiễm dịch bệnh từ các ngư dân đánh bắt hải sản trên biển, kể cả vùng biển nước ngoài. Để đảm bảo công tác ngăn chặn dịch bệnh tại các cửa khẩu cảng biển, cửa sông, cửa lạch, cảng cá; vi phạm pháp luật trên biển, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Quảng Bình và các cơ quan chức năng, địa phương liên quan tổ chức triển khai, siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch.
Khoảng 4 giờ sáng ngày 26-10, tại bờ biển xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, người dân và lực lượng chức năng đã phát hiện thi thể 3 nạn nhân bị lũ cuốn mất tích trong lúc dùng thuyền thúng bơi ra tàu cá để hỗ trợ người nhà neo cột tàu thuyền vào ngày 24-10 tại cửa biển Sa Cần (xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi).
Hai chuyến tàu mang số hiệu SE16 và SE18 khởi hành từ ga Sài Gòn, chở hàng nghìn hành khách ngược ra Bắc. Nhiều người dân Quảng Bình gọi đây là “chuyến tàu quê hương” bởi lẽ tỉnh Quảng Bình là điểm đến cuối cùng của tất cả hành khách. Trong niềm mong chờ và hạnh phúc, những người con xa quê không quên gửi lời tri ân sự quan tâm, sẻ chia của quê nhà.