Cứu nạn thành công 3 ngư dân tàu cá bị chìm trên biển
3 người trong một gia đình đang đánh bắt trên biển bị chìm tàu, may mắn được Đồn Biên phòng Đảo Trần, BĐBP Quảng Ninh cứu vớt thành công.
3 người trong một gia đình đang đánh bắt trên biển bị chìm tàu, may mắn được Đồn Biên phòng Đảo Trần, BĐBP Quảng Ninh cứu vớt thành công.
Ngày 24/10, Đồn Biên phòng Sa Kỳ, BĐBP Quảng Ngãi đã tiếp nhận và tiến hành xác minh vụ việc ngư dân Trần Quốc By (38 tuổi, trú ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), thuyền viên trên tàu cá QNg 90172-TS bị sóng đánh rơi xuống biển mất tích trong lúc hành nghề tại vùng biển Trường Sa.
Nằm trên tuyến giao cắt của hệ thống giao thông đường thủy trên biển vùng Đông Bắc, bên cạnh thuận lợi, vùng biển Cát Bà, thành phố Hải Phòng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn hàng hải. Nhưng bằng sự chủ động, quyết liệt triển khai nhiều giải pháp cụ thể và sát thực tiễn, Đồn Biên phòng Cát Bà, BĐBP Hải Phòng đã ứng phó hiệu quả với sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, góp phần làm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản đến mức thấp nhất.
Ngày 18/9, Trung tá Nguyễn Thê Cừ, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cát Bà, BĐBP Hải Phòng cho biết, đơn vị vừa cứu sống 2 thuyền viên bị nạn trên vùng biển Cát Bà (Hải Phòng).
Có một thực trạng hiện nay, đó là đa số thuyền trưởng tàu đánh cá xa bờ kiêm luôn thợ máy, dẫn đến nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng trên biển, do không biết kỹ thuật chăm sóc máy. Máy bị hỏng ở giữa biển khơi, thuê tàu bạn đến kéo về bờ, công ty bảo hiểm “chê” máy quá cũ để từ chối thanh toán bảo hiểm. Đã đến lúc cơ quan quản lý nhà nước cần thay đổi quy trình giám sát đại tu máy và cấp phép hoạt động tàu đánh cá.
Màn hình máy định vị đặt trên ca bin của tàu cá QNa 94252 TS hiện lên hàng chục biểu tượng đang trôi nhẹ theo hướng gió của Biển Đông. Thỉnh thoảng, ngư dân dưới thúng (được ví như tàu “con”) và thuyền trưởng trên tàu “mẹ” lại “a lô” cho nhau vài câu như hình thức điểm danh để xác định tàu “con” còn “thức” hay “ngủ quên”. Ngư dân hiện nay đã áp dụng công nghệ 4.0 để kiểm soát, ngăn ngừa hiểm họa. Viện Nghiên cứu hải sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống kê, từ năm 1990 - 2007, có tới 225 ngư dân câu mực ở tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng mất tích.
Gió mỗi lúc một lớn, mưa mỗi lúc một nặng hạt, những con sóng cao cứ dội xuống như muốn nhấn chìm chiếc tàu cá của ông Lê Mỹ (trú tại phường thọ Quang, Sơn Trà, Đà Nẵng) vào lòng biển khơi mênh mông. Cứ thế, hai cha con ông vật lộn với sóng gió trong thế “ngàn cân treo sợi tóc”, mọi thứ gần như đã rơi vào tuyệt vọng cho đến khi con tàu của những người lính Hải đội 2 BĐBP Đà Nẵng xuất hiện...
Sáng 9-11, UBND quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng tổ chức khen thưởng đột xuất cho Hải đội 2, BĐBP Đà Nẵng vì đã có thành tích cứu hộ 2 ngư dân bị trôi dạt trên biển trong bão số 6.
Vị trí tâm áp thấp nhiệt đới vào khoảng 16,6 độ Vĩ Bắc; 107,2 độ Kinh Đông trên đất liền các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7, giật cấp 8.
Nghề khai thác mực xà (mực khơi) được xếp vào “ngoại hạng” về sức chịu đựng sóng gió, kiên cường bám trụ 3 tháng liên tục và độ bao phủ rộng khắp vùng biển Việt Nam. Trở thành nghề “độc nhất vô nhị” trên thế giới, chỉ có người dân Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng... mới dùng thúng chai câu mực trong đêm ở giữa đại dương. Nghề khai thác mực xà Đà Nẵng đã bị “xóa sổ” hoàn toàn, còn lại Quảng Nam, Quảng Ngãi. Nếu như không có những chính sách hỗ trợ kịp thời thì e rằng, một ngày không xa, nghề khai thác mực xà sẽ biến mất.
Nghề khai thác mực xà (mực khơi) được xếp vào “ngoại hạng” về sức chịu đựng sóng gió, kiên cường bám trụ 3 tháng liên tục và độ bao phủ rộng khắp vùng biển Việt Nam. Trở thành nghề “độc nhất vô nhị” trên thế giới, chỉ có người dân Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng... mới dùng thúng chai câu mực trong đêm ở giữa đại dương. Nghề khai thác mực xà Đà Nẵng đã bị “xóa sổ” hoàn toàn, còn lại Quảng Nam, Quảng Ngãi. Nếu như không có những chính sách hỗ trợ kịp thời thì e rằng, một ngày không xa, nghề khai thác mực xà sẽ biến mất.
Ngày 11-7, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 1 cho biết: Các lực lượng cứu hộ đang khẩn trương gỡ lưới quấn quanh tàu NA 95899 TS để tiếp cận bên trong tìm kiếm thuyền viên.
Ngày 9-7, tại xã Tiến Thủy, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, đoàn công tác của Bộ Chỉ huy BĐBP Nghệ An do Thượng tá Hoàng Ngọc Linh, Phó chỉ huy trưởng làm trưởng đoàn đã thăm hỏi, hỗ trợ các gia đình có thuyền viên trên tàu cá NA 95899 TS gặp nạn trên biển.
Liên quan đến vụ tàu cá Nghệ An bị chìm trên khu vực biển Bạch Long Vỹ, sáng 9-7, ông Nguyễn Anh Vũ, Giám đốc Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam cho biết, tàu chuyên dụng với thiết bị lặn hiện đại của lực lượng Hải quân sẽ tham gia tìm kiếm các nạn nhân.
Ngày 4-7, sau khi bão số 2 đi qua, các lực lượng chức năng tiếp tục di chuyển ra vùng biển vịnh Bắc Bộ để tìm kiếm 9 thuyền viên Nghệ An đang mất tích sau vụ chìm tàu.