Ngày 18/8, đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước đã đến thăm và làm việc tại Đồn Biên phòng Sê Rê Pốk (BĐBP tỉnh Đắk Lắk); thăm, làm việc và tặngquà chính quyền và nhân dân huyện biên giới Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Cùng đi với đoàn công tác của đồng chí Phó Chủ tịch nước, về phía Bộ Tư lệnh BĐBP có Thiếu tướng Nguyễn Hoài Phương, Phó Tư lệnh BĐBP.
Thời gian qua, tuổi trẻ BĐBP luôn khắc phục mọi khó khăn, đoàn kết, sáng tạo, phát huy tốt vai trò nòng cốt, xung kích trong xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”, quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) lần thứ XIV (2022-2027) là sự kiện chính trị quan trọng, thể hiện ý chí, nguyện vọng và quyết tâm của tuổi trẻ BĐBP ra sức thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia và xây dựng lực lượng BĐBP cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Nhân dịp này, phóng viên Báo Biên phòng đã phỏng vấn Thiếu tướng Phùng Quốc Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Chính ủy BĐBP xung quanh vấn đề này.
Với cương vị là Trợ lý công tác quần chúng cũng là cán bộ Đoàn chuyên trách của BĐBP Đà Nẵng, thời gian qua, Đại úy Mai Thanh Tài đã có nhiều ý kiến tham mưu, đề xuất với cấp trên quan tâm, phát triển phong trào tuổi trẻ trong đơn vị. Đại úy Mai Thanh Tài không chỉ là “cây sáng kiến”, mà còn thường xuyên trực tiếp tham gia các hoạt động chung tay vì cộng đồng, được người dân tại địa phương tin yêu, quý mến.
Bằng sự tận tâm, nhiệt huyết của tuổi trẻ, những năm qua, Thượng úy Nguyễn Tuấn Nghĩa, Đội phó Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Long Sơn, BĐBP Bà Rịa - Vũng Tàu luôn tiên phong trong thực hiện nhiệm vụ chính trị tại đơn vị. Với nhiều sáng kiến hay, giải pháp hiệu quả, anh đã ghi đậm dấu ấn trong thực hiện công tác Đoàn và phong trào thanh niên (PTTN) tại địa phương, qua đó, góp phần tô thắm hình ảnh cao đẹp của Bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ mới.
Cùng với việc hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới, nhiều sĩ quan trẻ BĐBP Kiên Giang còn luôn nêu cao ý thức, vượt qua khó khăn, hết lòng vì dân, phụng sự nhân dân, vận dụng linh hoạt giữa lời nói và việc làm để không ngừng nâng cao hiệu quả công tác.
Xuất phát từ ý nghĩa nhân văn sâu sắc của Chương trình “Nâng bước em tới trường-Con nuôi đồn Biên phòng”, những năm qua, tuổi trẻ BĐBP đã có nhiều việc làm cụ thể, ý nghĩa giúp đỡ những em học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn tiếp tục được đến trường. Đây vừa là tình cảm, vừa thể hiện tinh thần trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ BĐBP với những mầm xanh tương lai của đất nước.
Tỉnh Nghệ An (Việt Nam) và 3 tỉnh Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Bô Ly Khăm Xay (Lào) có chung đường biên giới dài 468,281km, chiếm gần ¼ chiều dài đoạn biên giới Việt Nam - Lào. Đây là địa bàn có vị trí hết sức quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại của hai nước. Chính vì vậy, những năm qua, cấp ủy, chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng của hai bên đã không ngừng củng cố và làm sâu sắc thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội của cả hai bên.
Ngày 12/8, tại Tiểu đoàn Huấn luyện-Cơ động, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Đắk Lắk tổ chức gặp mặt tuyên dương học sinh tiêu biểu trong chương trình “Nâng bước em tới trường” và “Con nuôi đồn Biên phòng” năm 2022.
Với tinh thần nhiệt huyết, xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ, trong dịp Hè 2022, tuổi trẻ các đơn vị BĐBP đã có nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực nhằm chăm lo học sinh ở khu vực biên giới. Đồng thời, chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn bước vào năm học mới.
Thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, trong những năm qua, lực lượng đoàn viên, thanh niên BĐBP Sơn La luôn xung kích, đi đầu trong các hoạt động, phong trào giúp dân xây dựng nông thôn mới, xây dựng bản làng văn hóa. Qua đó, thắt chặt thêm tình đoàn kết quân dân ngày càng gắn bó, xây dựng khu vực biên giới giàu mạnh.
Hướng dẫn 25-HD/BCĐTW làm rõ một số nội dung về công tác phòng, chống tiêu cực theo Quy định số 32-QĐ/TW ngày 16/9/2021 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, chế độ làm việc...
Sau 8 năm thực hiện chương trình kết nghĩa, quan hệ giữa xã Sơn Kim 2, huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam) với bản Na Pê, huyện Khăm Cợt (tỉnh Bô Ly Khăm Xay, Lào) đã có nhiều dấu ấn nổi bật. Những địa phương giáp biên giới này đã có nhiều hoạt động thiết thực góp phần vun đắp, giữ gìn tình hữu nghị, đoàn kết giữa hai dân tộc anh em Việt Nam - Lào. Đây cũng là điểm sáng trong bức tranh kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào (5/9/1962 - 5/9/2022), 45 năm ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào (18/7/1977 - 18/7/2022).
Chiến tranh đã lùi xa gần 50 năm, nhưng hậu quả của chất độc hóa học gây ra còn lâu dài, đời sống của nạn nhân, gia đình nạn nhân còn rất khó khăn. Chính vì vậy, những năm qua, bằng nhiều nguồn lực và hành động thiết thực, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã cùng chăm lo, hỗ trợ, tạo điều kiện về mọi mặt cho các nạn nhân chất độc da cam (CĐDC) và gia đình có thêm động lực vượt qua khó khăn, bệnh tật, ổn định cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng.
Chiều 9/8, Bộ Tư lệnh BĐBP tổ chức gặp mặt Đoàn đại biểu người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Lào Cai. Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP chủ trì gặp mặt.