Cùng với công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh vùng biển, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn phụ trách, thời gian qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Quỳnh Phương, BĐBP Nghệ An còn tích cực tuyên truyền, vận động và chung tay cùng với người dân địa phương tổ chức các hoạt động bảo vệ, gìn giữ môi trường biển…
Thời gian qua, BĐBP đã triển khai nhiều giải pháp để gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) đối với thủysản Việt Nam liên quan đến việc chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) thông qua các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho ngư dân; tăng cường hiệu quả công tác quản lý, kiểm soát người, tàu cá; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm Luật Thủysản năm 2017... Tuy nhiên, BĐBP vẫn gặp không ít khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Để làm rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Báo Biên phòng đã có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Nguyễn Văn Thiện, Phó Tư lệnh BĐBP.
Sau thời gian tạm lắng, hành vi sử dụng tàu giã cào khai thác hải sản trái phép ở khu vực biển gần bờ của tỉnh Hà Tĩnh có chiều hướng gia tăng trở lại. Trước tình hình đó, BĐBP Hà Tĩnh và các cơ quan chức năng đang triển khai các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, bảo vệ nguồn lợi thủysản, góp phần tạo sinh kế bền vững cho ngư dân.
Cà Mau có vùng biển rộng khoảng 80.000km2, là một trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước. Với nguồn lợi thủysản đa dạng, phong phú đã cho sản lượng đánh bắt, khai thác đạt khoảng 300.000 tấn/năm, đem về nguồn thu rất lớn cho địa phương về kinh tế biển. Tuy nhiên, tình hình an ninh trật tự trên biển thời gian qua có nhiều diễn biến phức tạp, như tranh chấp ngư trường, hoạt động đánh bắt sai vùng tuyến, sử dụng kích điện gây hủy hoại nguồn lợi và tài nguyên khác trên biển. BĐBP Cà Mau đã và đang có nhiều nỗ lực ngăn chặn các hoạt động đánh bắt tậndiệt, bảo vệ nguồn tài nguyên, lập lại trật tự trên biển.
Thời gian qua, Bộ Chỉ huy BĐBP Ninh Bình đã tích cực, chủ động phối hợp với các ngành chức năng và chính quyền địa phương triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp nhằm ngăn chặn, giảm thiểu, tiến tới chấm dứt hành vi khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) theo khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC). Điều đó đã góp phần cùng cả hệ thống chính trị thực hiện quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ trong việc tháo gỡ “thẻ vàng” của EC đối với thủysản Việt Nam.
Khai thác thủysản bằng các hình thức tậndiệt không chỉ phá hủy tính bền vững, đa dạng của môi trường biển, làm cạn kiệt nguồn lợi thủysản, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế của ngư dân. Tuy nhiên, vì lợi ích trước mắt, một bộ phận ngư dân trên địa bàn huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận vẫn lén lút sử dụng các hình thức tậndiệt để khai thác thủysản. Cùng với các lực lượng chức năng, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng (CKC) Phú Quý, BĐBP Bình Thuận đã và đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng ngư dân sử dụng các hình thức tậndiệt để khai thác thủysản.
Thời gian gần đây, rất nhiều loại “chim trời” đang di cư về những cánh đồng ven biển thuộc các tỉnh Bắc miền Trung để trú ngụ, sinh sản. Thế nhưng, vì nguồn lợi trước mắt, một bộ phận người dân vẫn lén lút đánh bắt chim tự nhiên để làm thức ăn và bán vào các nhà hàng, quán nhậu. Chính quyền địa phương, lực lượng chức năng, trong đó có các đơn vị BĐBP hiện đang chủ động triển khai các biện pháp để ngăn chặn hành vi tậndiệt “chim trời”.
Phát huy truyền thống anh hùng của đơn vị, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cồn Cỏ, BĐBP Quảng Trị luôn đoàn kết, trên dưới một lòng, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, cùng cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên đảo tiền tiêu kiên cường bám biển, bám đảo để bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới thân yêu của Tổ quốc.
Nguồn lợi hải sản nước ta đang bị suy giảm nhanh trong vòng 5 năm trở lại đây đặt ra yêu cầu bức thiết phải bảo tồn để đảm bảo sinh kế cho cộng đồng ngư dân. Việc bảo tồn nguồn lợi còn có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện các quy định chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Những năm gần đây, nhiều xã ở vùng cao, biên giới tỉnh Nghệ An triển khai các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt nguồn lợi thủysản trên các sông, suối đầu nguồn. Chủ trương đó đã phát huy tác dụng góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên, tạo điều kiện để các địa phương phát huy thế mạnh du lịch sinh thái, thu hút khách tham quan.
Bằng sự tận tâm, nhiệt huyết của tuổi trẻ, những năm qua, Thượng úy Nguyễn Tuấn Nghĩa, Đội phó Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Long Sơn, BĐBP Bà Rịa - Vũng Tàu luôn tiên phong trong thực hiện nhiệm vụ chính trị tại đơn vị. Với nhiều sáng kiến hay, giải pháp hiệu quả, anh đã ghi đậm dấu ấn trong thực hiện công tác Đoàn và phong trào thanh niên (PTTN) tại địa phương, qua đó, góp phần tô thắm hình ảnh cao đẹp của Bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ mới.
Với nhiệm vụ bảo vệ giới tuyến quân sự tạm thời, bảo vệ biên giới và tham gia chiến đấu diệt ác, trừ gian, phá ấp chiến lược..., lực lượng BĐBP Quảng Trị đã có hàng trăm cán bộ, chiến sĩ ngã xuống vì nền độc lập, tự do của dân tộc. Bên cạnh nỗ lực, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, thời gian qua, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Trị luôn quan tâm thực hiện tốt công tác “Đền ơn đáp nghĩa” bằng nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa.
Tỉnh Thừa Thiên Huế có chiều dài bờ biển 126km. Trong những năm qua, khu vực ven biển của địa phương này còn xảy ra tình trạng tranh chấp ngư trường, trộm cắp ngư lưới cụ, đặc biệt là hoạt động đánh bắt giã cào sai tuyến ngày càng tinh vi và manh động hơn. Trước thực trạng đó, Hải đội 2, BĐBP Thừa Thiên Huế đã nỗ lực vượt khó, tăng cường tuần tra, kiểm soát, thực thi pháp luật trên biển nhằm bảo vệ chủ quyền, đảm bảo an ninh, trật tự, duy trì môi trường an toàn cho ngư dân lao động, sản xuất đúng pháp luật.
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là cầu nối đưa kiến thức pháp luật lan tỏa vào cuộc sống của người dân. Với tinh thần đó, thời gian qua, các đơn vị BĐBP Nghệ An đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này, tạo chuyển biến rõ nét trong nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật trong quần chúng nhân dân; từng bước ngăn chặn và hạn chế hành vi vi phạm pháp luật.
Tuyến giao thông đường biển huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) và Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) sẽ là bước đi đầu để thúc đẩy phát triển dịch vụ, du lịch biển đảo vùng Đông Bắc Tổ quốc.