Kh-555 là tên lửa hành trình tầm xa của Nga gắn đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân. Quá trình phát triển KH-555 bắt đầu vào cuối những năm 1970, đầu những năm 1980, do Cục Thiết kế Raduga (Liên Xô cũ) sản xuất. Kh-555 được Nga thử nghiệm và đưa vào sản xuất vào năm 1999 và chính thức sử dụng vào năm 2004, từ đó trở thành một phần quan trọng thuộc lực lượng chiến lược trên không của Nga.
Cùng với công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh vùng biển, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn phụ trách, thời gian qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Quỳnh Phương, BĐBP Nghệ An còn tích cực tuyên truyền, vận động và chung tay cùng với người dân địa phương tổ chức các hoạt động bảo vệ, gìn giữ môi trường biển…
Thời gian qua, BĐBP đã triển khai nhiều giải pháp để gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) đối với thủy sản Việt Nam liên quan đến việc chống khai thác hảisản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) thông qua các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho ngư dân; tăng cường hiệu quả công tác quản lý, kiểm soát người, tàu cá; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm Luật Thủy sản năm 2017... Tuy nhiên, BĐBP vẫn gặp không ít khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Để làm rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Báo Biên phòng đã có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Nguyễn Văn Thiện, Phó Tư lệnh BĐBP.
Là một trong những công ty có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực diệt côn trùng, USA Pest Control đã và đang không ngừng cố gắng, phát triển để nhận được sự tin tưởng của quý khách hàng tại thị trường Việt Nam.
Sau thời gian tạm lắng, hành vi sử dụng tàu giã cào khai thác hảisản trái phép ở khu vực biển gần bờ của tỉnh Hà Tĩnh có chiều hướng gia tăng trở lại. Trước tình hình đó, BĐBP Hà Tĩnh và các cơ quan chức năng đang triển khai các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, góp phần tạo sinh kế bền vững cho ngư dân.
Nằm cuối dòng sông Thoa chảy ra cửa biển, làng Mỹ Á (phường Phổ Quang, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quàng Ngãi) vẫn giữ được nếp sống của làng quê truyền thống với những ngôi nhà ba gian êm đềm dưới tán dừa đu đưa bóng mát. Những ngày này, tới Mỹ Á, có thể cảm nhận được hương Xuân đến từ vị mặn mòi của biển. Người dân ở đây bảo rằng, từ xa xưa cho đến tân ngày nay, biển khơi là nơi nuôi sống dân làng, giúp người dân xứ biển Mỹ Á đi qua thời gian khó, chung tay xây dựng quê hương giàu đẹp.
Vẹn nguyên giá trị xuyên suốt 4 thập kỷ, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 là một bước đi quan trọng để điều hành và duy trì trật tự đối với đại dương của Liên hợp quốc (LHQ). Trước thực trạng đại dương “kêu cứu”, thế giới cần tham vọng lớn hơn nêu cao tầm quan trọng về việc tiếp tục sử dụng UNCLOS là thiết chế thiết yếu để giải quyết những thách thức đối với tương lai của nhân loại.
Thời gian qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Trà Cổ, BĐBP Quảng Ninh luôn vững vàng nơi đầu sóng, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, góp phần mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân nơi địa đầu Tổ quốc.
Thời gian qua, Bộ Chỉ huy BĐBP Ninh Bình đã tích cực, chủ động phối hợp với các ngành chức năng và chính quyền địa phương triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp nhằm ngăn chặn, giảm thiểu, tiến tới chấm dứt hành vi khai thác hảisản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) theo khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC). Điều đó đã góp phần cùng cả hệ thống chính trị thực hiện quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ trong việc tháo gỡ “thẻ vàng” của EC đối với thủy sản Việt Nam.
Khai thác thủy sản bằng các hình thức tậndiệt không chỉ phá hủy tính bền vững, đa dạng của môi trường biển, làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế của ngư dân. Tuy nhiên, vì lợi ích trước mắt, một bộ phận ngư dân trên địa bàn huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận vẫn lén lút sử dụng các hình thức tậndiệt để khai thác thủy sản. Cùng với các lực lượng chức năng, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng (CKC) Phú Quý, BĐBP Bình Thuận đã và đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng ngư dân sử dụng các hình thức tậndiệt để khai thác thủy sản.
Thời gian gần đây, rất nhiều loại “chim trời” đang di cư về những cánh đồng ven biển thuộc các tỉnh Bắc miền Trung để trú ngụ, sinh sản. Thế nhưng, vì nguồn lợi trước mắt, một bộ phận người dân vẫn lén lút đánh bắt chim tự nhiên để làm thức ăn và bán vào các nhà hàng, quán nhậu. Chính quyền địa phương, lực lượng chức năng, trong đó có các đơn vị BĐBP hiện đang chủ động triển khai các biện pháp để ngăn chặn hành vi tậndiệt “chim trời”.
Phát huy truyền thống anh hùng của đơn vị, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cồn Cỏ, BĐBP Quảng Trị luôn đoàn kết, trên dưới một lòng, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, cùng cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên đảo tiền tiêu kiên cường bám biển, bám đảo để bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới thân yêu của Tổ quốc.
“Giá sá sùng tươi dao động từ 350.000-450.000 đồng/kg. Còn giá sá sùng khô khoảng 6 triệu đồng/kg. Người nào thạo nghề có thể đào trong vòng 5-7 ngày là kiếm được 1 chỉ vàng. Vì thế, người ta thường gọi nghề này là nghề bới cát tìm vàng” - anh Hoàng Đức Tuyên, thôn Đông Nam, xã đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh vui vẻ chia sẻ với tôi.
Nguồn lợi hảisản nước ta đang bị suy giảm nhanh trong vòng 5 năm trở lại đây đặt ra yêu cầu bức thiết phải bảo tồn để đảm bảo sinh kế cho cộng đồng ngư dân. Việc bảo tồn nguồn lợi còn có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện các quy định chống khai thác hảisản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Bằng sự tận tâm, nhiệt huyết của tuổi trẻ, những năm qua, Thượng úy Nguyễn Tuấn Nghĩa, Đội phó Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Long Sơn, BĐBP Bà Rịa - Vũng Tàu luôn tiên phong trong thực hiện nhiệm vụ chính trị tại đơn vị. Với nhiều sáng kiến hay, giải pháp hiệu quả, anh đã ghi đậm dấu ấn trong thực hiện công tác Đoàn và phong trào thanh niên (PTTN) tại địa phương, qua đó, góp phần tô thắm hình ảnh cao đẹp của Bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ mới.