Bây giờ, cung đường tuần tra biên giới từ Đồn Biên phòng cửa khẩu Chi Ma sang Đồn Biên phòng Chi Lăng, BĐBP Lạng Sơn đã sáng ánh đèn mỗi khi mặttrời tắt nắng. Công tác tuần tra, bảo vệ biên giới của BĐBP Lạng Sơn cũng như việc đi lại của người dân trên địa bàn nhờ đó thuận lợi hơn trước đây.
Suốt 12 năm qua, anh Hồ Hoàng Liêm (33 tuổi, trú tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng) cùng cộng sự vẫn luôn miệt mài “cõng” điện mặttrời và “rạp chiếu phim” đến với bà con dân tộc thiểu số và học sinh vùng cao. Những ngọn núi cao chót vót, những hiểm nguy rình rập dưới vực sâu không ngăn được bước chân của chàng trai thành phố biển, bởi phía trước là đôi mắt trẻ thơ đang đợi chờ…
Vòng chung kết World Cup 2022 có nhiều điều đặc biệt khi đây là lần đầu tiên World Cup được tổ chức vào mùa Đông hay đây là vòng chung kết World Cup ngắn nhất với chi phí cao nhất trong lịch sử.
Theo thông tin mới nhất từ Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn BĐBP, lúc 6 giờ sáng 20-12, 13 tàu/103 lao động của tỉnh Quảng Ngãi hoạt động tại khu vực Bắc Biển Đông đang di chuyển xuống phía Nam để tránh bão. Hiện số tàu trên vẫn giữ liên lạc với các đơn vị BĐBP.
Sau 3 năm tìm hiểu với bao lời hẹn ước nên duyên vợ chồng và hai bên gia đình đã chọn ngày lành, tháng tốt để đôi bạn trẻ Thanh Duy - Kiều My về ở chung một nhà. Thiệp mời của hai người cũng đã được gửi đến người thân và bạn bè, nhưng trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Trung úy Nguyễn Thanh Duy đã quyết định hoãn lại ngày cưới. Những ngày này, anh đang cùng đồng đội ngày đêm căng mình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới, ngăn chặn hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép và phòng, chống dịch Covid-19.
Đến với xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình vào những ngày này, chúng tôi được hưởng không khí vui tươi của đồng bào dân tộc Ma Coong nơi đây, khi 10 bản của xã được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cà Roòng, BĐBP Quảng Bình xây dựng công trình “Ánh sáng vùng biên” phục vụ nhân dân. “Công trình được đưa vào sử dụng có ý nghĩa thiết thực đối với đời sống đồng bào ở khu vực biên giới, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đưa các bản làng biên giới trở thành những vùng quê đáng sống” - Ông Trương Tấn Hưng, Bí thư Đảng ủy xã Thượng Trạch chia sẻ.
An Giang là vùng có rất nhiều tiềm năng để phát triển điện năng lượng mặttrời, địa phương này có 100% diện tích nhận năng lượng bức xạ mặttrời với số giờ nắng trung bình hằng năm là 2.400 giờ. Việc phát triển điện năng lượng mặttrời kết hợp sản xuất nông nghiệp là giải pháp mang lợi ích kép khi vừa thu giá trị điện năng, vừa thu giá trị kinh tế từ sản phẩm nông nghiệp. Đặc biệt, chủ động nguồn năng lượng tại chỗ, đảm bảo sự phát triển bền vững, mở ra triển vọng giảm nghèo, nhất là ở vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống.
Đứng bên này núi đã có thể nhìn thấy 40 nóc nhà của đồng bào Mông bản Huổi Lạ (xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) “ôm sát” vào những triền dốc núi bên kia. Ấy thế mà cũng mất cả tiếng đồng hồ, chúng tôi mới tới căn nhà xây duy nhất trong bản có cắm cờ Tổ quốc. Đó là nhà ở của Tổ công tác Đồn Biên phòng Mường Lèo. Ở đó có hai người lính Biên phòng, ban ngày lên nương giúp đồng bào, buổi tối lại đứng lớp làm thầy giáo.
Bức xạ mặttrời hay còn gọi là bức xạ điện từ - được phát ra bởi mặttrời. Mặc dù mọi vị trí trên trái đất đều nhận được một số ánh sáng mặttrời trong một năm, nhưng lượng bức xạ mặttrời đến điểm bất kỳ trên bề mặt trái đất sẽ khác nhau. Các công nghệ năng lượng mặttrời thu nhận bức xạ này và biến nó thành các dạng năng lượng hữu ích.
Điện mặttrời hay còn gọi là quang điện, quang năng là lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật biến đổi ánh sáng mặttrời trực tiếp thành điện năng nhờ pinmặttrời. Ngày nay, do nhu cầu năng lượng sạch ngày càng nhiều nên ngành sản xuất pinmặttrời phát triển cực kỳ nhanh chóng.
Tính đến ngày 2-4, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đã quyên góp, ủng hộ các chiến sĩ Biên phòng đang làm nhiệm vụ trên biên giới các tỉnh, thành khu vực phía Nam hàng trăm ngàn khẩu trang; hàng chục ngàn chai nước rửa tay sát khuẩn, nước muối sinh lý; hàng ngàn bộ quần áo bảo hộ y tế; máy đo thân nhiệt điện tử cầm tay, với tổng trị giá hàng tỷ đồng, phục vụ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19. Nhưng đáng trân trọng hơn là tấm lòng người dân luôn hướng về biên giới, chia sẻ, cảm thông, sát cánh cùng BĐBP, với niềm tin chiến thắng dịch bệnh.
Nhằm chung tay đẩy lùi dịch Covid-19, trong những tháng qua, đã có hàng trăm tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm kề vai, sát cánh cùng người lính Biên phòng đang ngày đêm căng mình chống dịch trên toàn tuyến biên giới. Những hình ảnh người lính Biên phòng “ăn lán, ngủ rừng” dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt đã khiến không ít người khâm phục, xúc động, từ đó gửi trao những món quà ý nghĩa cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Báo Biên phòng chính là một trong những địa chỉ tin cậy của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong những ngày qua, gửi trao những vật tư y tế, khẩu trang kháng khuẩn cho những người lính nơi tuyến đầu chống dịch.