Tháng 5 này, ta lại về thăm quê Bác ở làng Sen. Đó là quê chung của mỗi ngườidân Việt Nam, cũng là một địa chỉ văn hóa lịch sử thân thiết cội nguồn; là nơi đã sinh ra một con người vĩ đại mà vô cùng giản dị, thanh cao như vẻ đẹp của hoa sen.
Lý Sơn mùa này giữa mênh mông biển trời, thoảng trong tiếng gió và sóng ào ạt thổi vào xứ đảo này là tiếng ốc u như gọi người hướng về Lễ khao lề thế lính trong sâu thẳm biển, đảo Hoàng Sa.
Giữa cảng cá Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, chàng thuyền trưởng người Đà Nẵng nổi bật bởi dáng vẻ lịch lãm, nụ cười tươi, ăn nói nhẹ nhàng và thường nhắc đến trách nhiệm của ngư dân khi đánh bắt trên biển. Anh cũng tâm sự về việc phải vào tận Bình Định để tuyển bạn chài đi trên con tàu ĐNa 91059 TS, quanh năm vươn khơi, bám biển Hoàng Sa, Trường Sa để cùng BĐBP gìn giữ chủ quyền.
Nhiệt tình, năng nổ, xung kích, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, đó là những phẩm chất cao quý củangười Đội trưởng Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Quy Nhơn, BĐBP Bình Định - Trung úy Lê Công Bằng. Sinh ra và lớn lên tại miền đất giàu truyền thống cách mạng ở xã Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, với tình yêu màu xanh áo lính, cùng ước mơ được trở thành sĩ quan Biên phòng, chàng thanh niên Lê Công Bằng đã không ngừng quyết tâm, phấn đấu để đạt được hoài bão của mình.
Suốt 12 năm qua, anh Hồ Hoàng Liêm (33 tuổi, trú tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng) cùng cộng sự vẫn luôn miệt mài “cõng” điện mặt trời và “rạp chiếu phim” đến với bà con dân tộc thiểu số và học sinh vùng cao. Những ngọn núi cao chót vót, những hiểm nguy rình rập dưới vực sâu không ngăn được bước chân của chàng trai thành phố biển, bởi phía trước là đôi mắt trẻ thơ đang đợi chờ…
Hiện nay, tại một số tỉnh phía Nam, nghề biển đang đối mặt với vô vàn khó khăn do nguồn lợi thủy sản cạn kiệt, thu nhập từ nghề biển không cao, trong khi đó, một số tàu cá kéo dài phiên biển đến “ngạt thở” (4-5 tháng mới vào bờ để giảm phí tổn). Vì vậy, nhiều lao động không mặn mà với nghề biển. Từ đó, các chủ tàu phải sống chết với bài toán “kiếm bạn chài bằng mọi giá”dẫn đến nhiều hệ lụy.
Khi xa Huế, du khách sẽ có cảm giác nhớ nhung. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân từng đưa ra các nhận xét về du lịch Huế: Độc đáo không nơi nào có được; đã được quốc tế công nhận và còn nhiều bí ẩn đang chờ khám phá. Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị nêu rõ: “Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường”.
“Tôi nguyện suốt đời đấu tranh để giành độc lập dân tộc. Nếu bị bắt, bị tra tấn cực hình, dụ dỗ, mua chuộc, tôi quyết không khai báo. Dù phải chịu tù đày, vẫn không nản chí, vào sống, ra chết, quyết không sờn lòng”. Đó là lời thề dưới cờ Đảng của đồng chí Chu Huy Mân trong ngày gia nhập Đảng, khi đồng chí mới 17 tuổi. Sắt son với lời thề thiêng liêng đó, những năm tháng trong lao tù của thực dân Pháp, đồng chí vẫn giữ vững tấmlòng kiên trung củangười chiến sĩ cộng sản. Tấm gương của đồng chí để lại cho chúng ta nhiều suy ngẫm về sự hy sinh và lẽ sống củangười cán bộ, đảng viên trong tình hình hiện nay. Đây cũng là nhận định của Tiến sĩ Đặng Kim Oanh, Tổng Biên tập Tạp chí Lịch sử Đảng khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Biên phòng.
Trong cuộc đời binh nghiệp của mình, Thiếu tướng, nhạc sĩ Vũ Hiệp Bình ghi dấu ấn trong lòng đồng đội bởi nhân cách cao đẹp, tinh thần trách nhiệm và tâm huyết với nhiệm vụ chính trị của mình. Ông rất giản dị, tinh tế, ấm áp và luôn quan tâm tới đời sống vật chất, tinh thần của đồng chí, đồng bào trên các tuyến biên giới. Đặc biệt, sự nghiệp âm nhạc của ông với những ca khúc được viết lên từ tâm hồn và trái tim ấm nóng luôn hướng về biên giới, hải đảo xa xôi.
Với mục đích kịp thời chia sẻ khó khăn với đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới, giúp ngườidân đón Tết thêm đầm ấm, vui tươi, Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòngdân bản” đã trở thành “thương hiệu” của BĐBP. Trong không khí Xuân tràn ngập khắp mọi nẻo đường, ai ai cũng phấn khởi không chỉ vì có một cái Tết no đủ, mà còn ấm tình quân - dân nơi biên giới.
Đóng chân trên xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, nhiều năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cù Lao Chàm, BĐBP Quảng Nam luôn khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, bám trụ nơi “đầu sóng ngọn gió”, gắn bó máu thịt với nhân dân, quản lý và bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, xây dựng đảo tiền tiêu ngày càng giàu mạnh, phát triển.
Năm 2022, Ủy ban Dân tộc (UBDT) tiếp tục chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu lần thứ 9. Trải qua các kỳ tuyên dương, quy mô, chất lượng Lễ tuyên dương ngày càng được mở rộng, nâng cao; đặc biệt, đã tạo được sức lan tỏa mạnh mẽ, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ người DTTS nỗ lực hơn nữa, “vượt qua chính mình” để hội nhập và phát triển cùng với học sinh, sinh viên, thanh niên cả nước.
Xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) là vùng căn cứ cách mạng vững chắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Sau chiến tranh, kế thừa sức mạnh và tinh thần anh hùng, nhân dân xã Hà Đông đã vươn lên xây dựng cuộc sống, đóng góp vào công cuộc xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
Sáng 23/11, tại thành phố Vĩnh Long, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Vĩnh Long long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt (23/11/1922-23/11/2022).
Trên mỗi bước đường biên cương Tổ quốc, tôi thường tự hỏi những thác ghềnh đầu nguồn biên giới này sẽ theo dòng nước mang phù sa bồi đắp cho những miền quê nào. Nhìn lá rừng trôi từ đầu nguồn Đà Giang nơi Mường Tè xa lắc hay dòng Lũng Pô nước đỏ phù sa nơi sông Hồng đổ vào đất Việt, tôi vẫn ước mong nó sẽ theo những con sóng lan tỏa rồi đổ ra cửa Nam Triệu, về với miền quê Cộng Hòa, Quảng Yên của tôi.