Ngày lại ngày, những phụ nữ người Mông sinh sống ở vùng cao Tây Bắc cứ cần mẫn, miệt mài như những chú ong thợ, gửi gắm biết bao ước vọng, tâm tư và sự khéo léo, nhẫn nại vào từng sợi lanh. Những đôi bàn tay dù chai sần, nhiều nếp nhăn vẫn âm thầm dệt nên những tấm vải lanh rực rỡ sắc màu, như một cách níu giữ lại hồn cốt, tinh hoa của đồng bào dân tộc mình và trao truyền cho thế hệ tương lai.
“Thanh niên là chủ nước nhà/ Phải cho huấn luyện mới là thanh niên”, các cháu ạ, ngày xưa thượng cấp (cách gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi người vừa về nước năm 1941) đã dạy ông như thế đấy” - ở tuổi 107, dù trí nhớ đã suy giảm nhiều, nhưng bài thơ Bác Hồ tặng những thanh niên ưu tú được cách mạng lựa chọn đi học tại Trường Võ bị Hoàng Phố (Trung Quốc) thì Đại tá Hoàng Long Xuyên, nguyên Giám đốc Công an Khu tự trị Việt Bắc kiêm Chỉ huy trưởng Công an nhân dân vũ trang (nay là BĐBP) Khu tự trị Việt Bắc, nguyên Trưởng phòng Điều tra hình sự BĐBP vẫn nhớ như in trong tâm khảm.
Vào lúc 10 giờ, ngày 25/8/2011, tại Km01 đường 9D thuộc địa phận phường Đông Lương, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, lực lượng phòng, chống ma túy và tội phạm (PCMT&TP), BĐBP Quảng Trị phối hợp Đoàn Đặc nhiệm PCMT&TP miền Trung, Cục PCMT&TP BĐBP đấu tranh thành công Chuyên án 626Lv, bắt quả tang đối tượng Đậu Xuân Duyên khi đang vận chuyển 8 bánh heroin để đưa đi tiêu thụ.
Là người lính “Bộ đội Cụ Hồ”, Đại úy Võ Huy Thắng, Trợ lý công tác quần chúng, Phòng Chính trị, BĐBP Quảng Bình luôn phấn đấu, học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Học ở Bác lòng nhân ái, yêu thương con người, Đại úy Võ Huy Thắng dành nhiều tâm huyết, tham mưu, đẩy mạnh các hoạt động nhân ái hướng về đồng bào nghèo nơi biên cương của Tổ quốc. Nhờ những nỗ lực của anh và đồng đội, đời sống đồng bào đã dần trở nên tốt đẹp, đủ đầy hơn.
Kẻ vào tù, ra tội gặp kẻ hành nghề nhạy cảm đã nhanh chóng “bắt sóng”, cùng nhau mua bán, vận chuyển “cái chết trắng” ở thị trấn vùng biên Lao Bảo (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị).
Biên giới miền Tây đang trong những ngày cao điểm cuối cùng của mùa khô, trời nắng chói chang, mặt đất khô cằn nứt nẻ. Con kênh Cái Cỏ mới ngày nào còn trong xanh, nay sâu hoáy kiệt cùng, hai bên bờ nằm trơ ra lặng phắc. Ở giữa lòng sông, từng đám bông lục bình dâng lên tím ngắt. Lục bình cũng như bông ô môi, bông giấy, bông trang hay nhiều loài hoa khác ở miền biên viễn này, càng khô cằn, những cánh hoa càng cháy đến tận cùng sắc thắm.
Sinh thời, Bác Hồ từng nói: “Trẻ em như búp trên cành”, Người luôn yêu thương hết mực và dành sự quan tâm đặc biệt đối với trẻ em. Học tập và làm theo lời Bác dạy, những người lính Biên phòng luôn quan tâm, chăm lo cho trẻ em ở khu vực biên giới bằng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả. Sự quan tâm đó càng được thể hiện rõ nét vào Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6.
Tôi có ấn tượng sâu sắc với tấmáo trấn thủ ĐiệnBiên với những đường may chéo hình quả trám. Mỗi đường may như gửi gắm vào đó bao tình cảm quân dân như “cá với nước”. Có lẽ, ít có tấm quân phục nào giản dị đơn sơ mà sống mãi trong ký ức người lính ĐiệnBiên đậm nét như thế. 36 đường may trên áo là 36 đường gian khó, là những ngày rát bàn tay, rộp da tay, chân bấm võng nền đường mòn vẹt cả đế giày, đế dép để “kéo pháo vào” rồi “kéo pháo ra” thực hiện phương châm nổi tiếng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp “Đánh chắc, tiến chắc”.
So với các địa phương khác nằm trong khu vực biên giới của tỉnh Gia Lai, xã Ia O, huyện Ia Grai có khá nhiều lợi thế để phát triển. Bên cạnh điều kiện tự nhiên thuận lợi với nền đất đỏ bazan màu mỡ, khả năng tích hợp tốt, hệ thống sông ngòi, thủy lợi, nguồn nước ngầm đa dạng phong phú, rất phù hợp đối với các loại cây trồng, xã Ia O còn sở hữu chuỗi lợi thế đến từ các công trình thủy điện trên “dòng sông năng lượng” Sê San, rất có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản, du lịch và thương mại dịch vụ… Với nguồn lực như thế, xã biên giới Ia O từng bước “chuyển mình” từ vùng trắng đến vùng nông thôn mới (NTM).
Từ đầu năm 2023 tới nay, nhiều cán bộ thuộc các đơn vị BĐBP thành phố Đà Nẵng trong lúc làm nhiệm vụ đã nhặt được những tài sản có giá trị và tìm mọi cách trả lại cho người đánh rơi. Hành động trên đã góp phần tô thắm thêm hình ảnh đẹp của tuổi trẻ BĐBP thành phố biển với phẩm chất cao quý “Bộ đội Cụ Hồ”.
Đôi bàn tay gầy lăn bánh chiếc xe lăn quay những vòng chậm chạp, nhưng nhiều năm qua đã nhẫn nại đưa chị Trần Ngọc Thúy (sinh năm 1981, thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh) đến các nẻo đường biên giới, đồng hành với người dân nghèo.
Suốt 12 năm qua, anh Hồ Hoàng Liêm (33 tuổi, trú tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng) cùng cộng sự vẫn luôn miệt mài “cõng” điện mặt trời và “rạp chiếu phim” đến với bà con dân tộc thiểu số và học sinh vùng cao. Những ngọn núi cao chót vót, những hiểm nguy rình rập dưới vực sâu không ngăn được bước chân của chàng trai thành phố biển, bởi phía trước là đôi mắt trẻ thơ đang đợi chờ…
Phụ trách địa bàn gồm 10/18 bản thuộc xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, với 318 hộ/1.518 nhân khẩu, phần lớn là đồng bào dân tộc Ma Coong, thời gian qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cà Roòng, BĐBP Quảng Bình đã có nhiều giải pháp hiệu quả để nâng cao đời sống cho người dân. Qua đó, tạo động lực, niềm tin để bà con chăm lo lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, dựng xây cuộc sống ấm no, hạnh phúc giữa đại ngàn Trường Sơn.
Nhiều năm qua, Đại úy QNCN Nguyễn Viết Lam, phóng viên Báo Biên phòng đã trích một phần tiền lương, nhuận bút hằng tháng để hỗ trợ các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, sinh sống ở khu vực biên giới được đến trường học tập.
Trên vùng núi cao giáp biên giới Lào của tỉnh Quảng Nam, có những ngôi làng thuộc 4 xã vùng cao khu 7 vốn nghèo khó. Nhưng gần 10 năm trở lại đây, đời sống người dân đã khởi sắc khi cửa khẩu được mở; cây lúa nước và các cây trồng đặc sản như sâm ba kích, đẳng sâm đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân vùng cao.