Hơn 6 tháng sau trận lũ quét kinh hoàng, người dân bản Hòa Sơn và Sơn Hà, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đang từng bước ổn định cuộc sống. Cùng với sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, nhiều gia đình chủ động nguồn vốn khôi phục lại đất sản xuất để canh tác, trồng trọt. Tuy nhiên, ở “rốn lũ” vẫn còn những gia đình bị thiệt hại nặng đang mòn mỏi chờ đợi được tổ chức tái định cư đến nơi ở mới, nhất là khi mùa mưa lũ lại đang đến gần.
Là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển ở đồng bằng sông Cửu Long, từ năm 2015, tỉnh An Giang đã phối hợp các cơ quan chức năng thực hiện quan trắc, đưa ra cảnh báo sớm nguy cơ sạt lở. Nhờ sự chủ động đó, địa phương này đã giảm thiểu được thiệt hại về người và tài sản của người dân.
Cao Bằng sẽ tiếp tục hoàn thiện các thủ tục trình Bộ Ngoại giao hoàn thiện phương án, giải pháp để vận hành thí điểm Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam)-Đức Thiên (Trung Quốc) theo đúng kế hoạch.
Sau 1 tuần thời điểm các thuê bao di động sẽ bị chặn liên lạc một chiều nếu không hoàn thiện việc chuẩn hóa thông tin, vẫn có trên 1 triệu thuê bao di động có thông tin chưa khớp với cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia.
Thủ tướng đặt nhiệm vụ cho các bộ, ngành chung tay, giúp Điện Biên phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững; xứng tầm với thương hiệu quốc tế lớn và văn hóa đậm đà bản sắc các dân tộc của tỉnh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, Cảng hàng không Điện Biên là công trình trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng, là động lực phát triển của tỉnh, người dân đang mong chờ.
Thời gian qua, bất chấp những nỗ lực quốc tế, căng thẳng Armenia - Azerbaijan đang có chiều hướng gia tăng trở lại. Theo giới quan sát khu vực, những diễn biến tiêu cực giữa hai quốc gia láng giềng đang tạo ra nhiều nguy cơ bùng phát thêm một cuộc giao tranh.
Sáng 4/4, Lễ đón chính thức Toàn quyền Australia, David Hurley và Phu nhân đã diễn ra trọng thể tại Phủ Chủ tịch. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân chủ trì Lễ đón.
Tuyến đường ven kênh Đốc Phủ Hiền ở thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp đã bị sạt lở khoảng 80m, gây ảnh hưởng đến cuộc sống 11 hộ dân với gần 50 nhân khẩu, thiệt hại khoảng 570 triệu đồng.
Thủ tướng khẳng định, GDĐT là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, là cơ sở quan trọng để thực hiện chính sách bình đẳng với mọi người trong tiếp cận giáo dục.
Dân tộc Mảng là 1 trong 16 dân tộc rất ít người của nước ta, sống tập trung chủ yếu ở thượng nguồn sông Đà thuộc khu vực biên giới tỉnh Lai Châu. Những năm qua, đồng bào dân tộc Mảng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư, chăm lo với nhiều chế độ, chính sách ưu tiên. Tuy nhiên, do đặc thù là dân tộc ít người sống ở vùng xa, vùng sâu, giao thông cách trở, thiếu vốn, thiếu thông tin, tập quán du canh, du cư, công tác xóa đói, giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc Mảng đang gặp nhiều khó khăn và thách thức.
Những năm qua Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách đầu tư hỗ trợ cho đồng bào các dân tộc ở Lai Châu, trong đó có đồng bào La Hủ. Các chính sách đã đảm bảo phủ kín mọi lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, góp phần làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, trong đó có đồng bào dân tộc La hủ; một số cơ sở hạ tầng thiết yếu đã được đầu tư, đời sống của người dân từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, một cách tổng thể, đời sống của đồng bào La Hủ vẫn còn rất nhiều khó khăn và đứng trước nguy cơ bị mai một.
Xã Hướng Việt và xã Hướng Lập (thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) có dân số 736 hộ/3.220 khẩu, với gần 90% là đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều, trong đó nhiều bản ở vùng sâu, sát biên giới, xa trung tâm hành chính xã, vì thế, nhận thức của người dân về pháp luật không đồng đều. Để giúp bà con trên địa bàn đơn vị quản lý nâng cao kiến thức về pháp luật, nhất là các văn bản quy phạm pháp luật về biên giới, Đồn Biên phòng Hướng Lập, BĐBP Quảng Trị luôn chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho nhân dân.
Ngày 18/5/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, dicưtựdo, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định 590/QĐ-TTg.