Cung đường không xa lắm, chỉ chừng 20 cây số theo đường chim bay, nhưng trong “nhật ký hành trình” lưu lại trên xe gắn máy (loại dung tích 100cc) của người lính Đồn Biên phòng (BP) Ia Lốp thì lại xấp xỉ… 1 lít xăng vào mùa khô và gần 2 lít khi mùa mưa về. Chỉ đôi lời giới thiệu ngắn gọn như thế về hai khu dân cư (làng Rinh và cụm dân cư SuốiKhôn) thuộc xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai cũng đủ thấm thía sự vất vả, gian nan của các chủ nhân vùng biên giới trong cuộc mưu sinh và công tác xây dựng, quản lý địa bàn biên giới.
Nếu theo vị trí địa lý, vùng Nam Tây Nguyên bao gồm 3 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và Bắc Tây Nguyên (Gia Lai, Kon Tum) thì trên biên giới, con sông Ia Lốp chính là điểm tiếp giáp của hai vùng đó. Len lỏi giữa những cánh rừng khộp cằn khô, sông Ia Lốp mặc dù đóng vai trò rất quan trọng đối với môi trường sinh thái trong khu vực nhưng vẫn không đủ “làm mát” cả vùng biên rộng lớn thuộc hai huyện Chư Prông (Gia Lai) và Ea Súp (Đắk Lắk). Chính hình thái thời tiết, thổ nhưỡng khắc nghiệt, giao thông cách trở đã tạo nên những “ốc đảo” giữa miền biên giới…
Từ biên giới, xuôi theo tỉnh lộ 665, con đường vừa được trải bê tông phẳng lỳ, chúng tôi tìm về xã Ia Mơ. Có một thoáng ngỡ ngàng khi xe chạy qua suối Ia Mơ mà tuyệt nhiên không còn nghe tiếng cót két, đong đưa của chiếc “võng sắt” xưa cũ. Thay vào đó là chiếc cầu bê tông kiên cố thuộc tốp to nhất trên địa bàn biên giới của huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.
Tháng 7 linh thiêng, tháng 7 tri ân, tháng 7 nghĩa tình. Cứ mỗi dịp tháng 7 về, trong lòng mỗi người ai cũng lắng lại khúc ca bi tráng một thời chiến tranh khói lửa. Một gam trầm da diết, sâu lắng ngân lên vang vọng và lan tỏa bởi “Bài ca không quên” đó là âm vang của những cuộc đời chưa bao giờ yên nghỉ. Đó là giai điệu thiết tha, trầm lắng, bi hùng vọng lên từ đất, ngân xuống từ trời.
Cúng Then là một trong những nghi lễ thiêng liêng vào bậc nhất trong đời sống tâm linh của cộng đồng dân tộc Tày vùng Tây Bắc. Đây là cầu nối tâm linh kết giao giữa con người và thần tiên để con người thể hiện những ước mơ cao đẹp trong cuộc sống.
Trái ngược với hoa sen mang vẻ đẹp thanh tao, hoa súng lại ẩn nét mang trong mình vẻ đẹp dân dã hệt như con người miền Tây. Hoa súng là loài hoa chỉ đợi chờ mưa xuống, lặng lẽ khoe sắc, mặc dù thân mềm, nhưng lại mang trong mình một sức sống dẻo dai.
Chiều 6-1, tại Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Bình, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo (BCĐ) 389 Quốc gia tổ chức trao thư khen của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong đấu tranh thành công Chuyên án QB1121.
Chiều cuối năm, biên giới tỉnh Đắk Lắk trở lạnh, gió đại ngàn khô khốc thổi ràn rạt trên những vạt rừng. Chẳng còn xa lạ gì với khí hậu, thời tiết mùa này, những người lính quân hàm xanh trên các chốt kiểm soát, phòng, chống dịch Covid-19 của BĐBP Đắk Lắk vẫn căng mình thực hiện tốt nhiệm vụ “kép” nơi biên giới.
Chiều 28-11, tại Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Bình, Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP đã chủ trì trao thưởng cho các lực lượng tham gia đấu tranh thành công Chuyên án QB1121p.
Theo thông tin từ BĐBP Quảng Bình, đơn vị vừa chủ trì, phối hợp triệt phá thành công Chuyên án QB1121, bắt 2 đối tượng người Lào vận chuyển 304 nghìn viên ma túy tổng hợp.
Ngày anh chưa đi xa, chiều nào cũng vậy, mẹ già, vợ trẻ, con thơ lại ngồi trước cổng ngóng đợi anh về. Cái sự đợi chờ ấy cũng khắc khoải trong nỗi nhớ nhưng tràn đầy niềm tin và hy vọng rằng, sớm muộn anh cũng sẽ về với gia đình và người thương. Giờ đây, đã vành vạnh gần 300 ngày trôi qua, vẫn những con người ấy ngóng trông trong nỗi nhớ nghìn trùng...
Những trận bão, lụt, sạt lở đất đã tạm “nguội” đi và miền Trung vẫn chưa hết xác xơ. Nhưng đi xuyên qua những ngày thiên tai tàn khốc mới cảm nhận được rằng, tình người, tình quân dân càng gắn bó keo sơn. Người dân chỉ cần thấy thấp thoáng áo bộ đội là chào hỏi thân mật, nói những lời ân cần nhất, thể hiện lòng kính trọng.
Tính đến ngày 7-10, các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Định có mưa lớn, mực nước các sông dâng cao khiến nhiều nơi ở vùng núi bị sạt lở, chia cắt. Đã có 2 người dân ở Quảng Trị bị nước cuốn mất tích, nhiều địa phương phải di dời dân tránh lũ.
1.200 hồ chứa nước bị hư hỏng và thiếu năng lực chống lũ chưa có nguồn vốn để sửa chữa, nâng cấp, trong đó có 200 hồ xuống cấp nghiêm trọng, đe dọa đến tài sản, tính mạng của người dân vùng hạ du, cần đặc biệt quan tâm và xử lý cấp bách.
Nói đến nghề báo, không ít người sẽ hình dung về một nghề có nhiều thú vị, được đi đây đi đó, được tiếp xúc, được trải nghiệm cuộc sống ở mọi vùng, miền... Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Phóng viên tác nghiệp ở các vùng đồng bằng đã khó, còn phóng viên đi tác nghiệp ở biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa, công việc của họ còn trải qua biết bao khó khăn, vất vả mà nếu không có lòng yêu nghề, sự nhiệt huyết thì khó có thể vượt qua.