Thời tiết giá rét kéo dài, có nơi xuất hiện băng tuyết, các đơn vị của BĐBP Nghệ An đang triển khai các biện pháp đảm bảo sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ trong quá trình sinh hoạt, thực hiện nhiệm vụ. Cùng với đó, các đồn Biên phòng cũng đôn đốc các tổ công tác bám nắm địa bàn hỗ trợ, hướng dẫn nhân dân ổn định đời sống, chăm sóc, giảm thiệt hại về cây trồng, vật nuôi.
Ngày cuối năm, nhiệt độ ở khu vực biêngiới tỉnh Quảng Trị xuống thấp, thế nhưng, về với đồng bào những ngày giá lạnh này, chúng tôi bắt gặp nụ cười của các em thơ có áo, xe đạp mới đến trường, niềm vui người nghèo nhận mái ấmbiên cương. Sự tích cực kết nối của người lính Biên phòng với những tấm lòng thiện nguyện, sẻ chia cùng người dân như ngọn lửa mang hơi ấm lan tỏa xua đi cái lạnh của ngày đông giá rét.
Biên cương Hà Giang đang trong chuỗi ngày dài giá rét. Có thời điểm, sương mù dày đặc đến độ người đứng cách nhau 1 mét không nhìn rõ mặt. Mưa phùn lây rây khiến quần áo người lính luôn ẩm ướt, ủ lạnh hơi sương. Trước thềm năm mới, trong tiết trời rét buốt ấy, lá cờ đỏ sao vàng của các chốt Biên phòng (BP) rực rỡ tung bay trước gió. Trái tim ấm nóng của người lính BP vẫn kiên cường vượt qua trở ngại, gian khổ, giữ mùa Xuân an bình cho nhân dân cả nước.
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, núi rừng biên cương phía Bắc mờ ảo trong làn sương phủ dày. Trong tiết trời lạnh thấu xương, BĐBP vẫn bám trụ trên đường biên Tổ quốc. Đây là mùa Xuân thứ 3, những người lính mang quân hàm xanh ở lại những tổ, chốt heo hút trong rừng sâu, trên núi cao giữ vững “thành lũy” chống dịch.
Trấn giữ mảnh đất biêngiới nơi đầu nguồn sông Hậu, nhiều năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu Long Bình, BĐBP An Giang luôn nỗ lực khắc phục khó khăn, quyết tâm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Cùng với việc triển khai công tác phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả, các anh còn có nhiều hoạt động hỗ trợ, sẻ chia với người dân nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.
Trong những chuyến đi biêngiới, tôi có dịp gặp gỡ những người lính bình dị mà nhiệt thành, hết lòng giúp đỡ đồng bào các dân tộc. Họ là những cán bộ, đảng viên luôn đi trước, về sau, tuyên truyền, vận động bà con các dân tộc ở phên dậu Tổ quốc giữ vững niềm tin với Đảng, phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh trật tự khu vực biêngiới. Thiếu tá Nguyễn Hữu Dậu là một trong số những cán bộ Biên phòng tiêu biểu như thế trên tuyến biêngiới tỉnh Hà Giang.
Với việc triển khai đồng bộ các hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị của cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy và cơ quan chính trị các cấp cho lực lượng làm nhiệm vụ phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 nơi tuyến đầu, trận địa tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ BĐBP ngày càng được củng cố vững chắc. Đây vừa là tiền đề, vừa là niềm tin để mỗi cán bộ, chiến sĩ BĐBP vượt qua khó khăn, quyết tâm cao nhất – sớm chiến thắng “giặc” Covid-19, đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.
Câu chuyện chúng tôi thường được nghe trong ngày nắng nóng gay gắt ở các chốt quản lý, bảo vệ biêngiới và phòng, chống dịch Covid-19 của BĐBP Nghệ An là làm thế nào để hạ nhiệt cái nóng như thiêu đốt trênbiêngiới miền Trung. Các tổ, chốt kiên cố, hay bán kiên cố, đại đa số đều được lợp bằng tôn, dù đã có lớp xốp chống nóng nhưng chưa thực sự mang lại tác dụng. Để đảm bảo sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ lâu dài, các đơn vị đã có những sáng kiến hiệu quả.
Những ngày này, tại các điểm chốt phòng, chống dịch Covid-19 của các đơn vị BĐBP trên tuyến biêngiới phía Bắc, nhiều nơi nhiệt độ xuống tới 0 độ C, gây ảnh hưởng không nhỏ tới điều kiện sinh hoạt cũng như công tác của cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm nhiệm vụ. Mặc dù đối diện với khó khăn, gian khổ, nhưng cán bộ, chiến sĩ trên các điểm chốt luôn xác định tinh thần trực chiến lâu dài, giữ vững phên dậu Tổ quốc và phòng, chống dịch Covid-19.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng, người con gái Vân Kiều Nguyễn Thị Yến sớm ấp ủ hoài bão lớn lên sẽ làm cô giáo dạy chữ cho con em dân tộc mình. Với suy nghĩ đó, khi học hết bậc phổ thông, Yến quyết tâm theo học tại Trường Đại học Sư phạm Huế. Năm 2015, Yến tốt nghiệp ra trường rồi về giảng dạy tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú và Tiểu học xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Ước mơ của người con gái Vân Kiều đã sớm trở thành hiện thực.
Bất cứ ai bước vào Trạm Kiểm soát Biên phòng cửa khẩu cảng Chính, Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng Hải Phòng, BĐBP thành phố Hải Phòng cũng ngỡ ngàng vì doanh trại của đơn vị là khu nhà kiến trúc Pháp dưới bóng những gốc cây xoài cổ thụ. Ngạc nhiên hơn nữa là mặc dù công trình này được giao cho một đơn vị quân đội quản lý, gìn giữ và sử dụng trong suốt nhiều năm, nhưng hiện trạng gốc hầu như không thay đổi. Cảnh quan nơi này vẫn giữ nét đẹp cổ điển, sang trọng giữa lòng thành phố cảng.
Suốt hơn một tháng qua, không kể ngày, đêm căng mình bám đường biên, mốc giới để kiểm soát tình hình lây lan của dịch Covid-19, cán bộ, chiến sĩ BĐBP Quảng Ninh luôn lấy chốt, lán làm nơi ăn nghỉ. Khó khăn là vậy, nhưng ai cũng động viên nhau với tinh thần “hết dịch mới về”.
“Mùa Xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên…”. Xin được mượn đoạn Xuân ca trong bài hát “Mùa Xuân đầu tiên” của nhạc sĩ Văn Cao để bắt đầu câu chuyện tình người nơi miền biêngiới các tỉnh Tây Nguyên. Với 33 cô, cậu con nuôi đồn Biên phòng, đây hẳn là mùa Xuân đầu tiên để các cháu được mơ, được ước, thỏa thích bay bổng giữa khoảng trời tuổi thơ. Còn với rất nhiều người lính Biên phòng, Xuân này cũng là lần đầu tiên họ được trải nghiệm cái cảm giác ấm nồng của “Tết gia đình”, được làm bổn phận của người cha, người chú ngay giữa miền biên xa thẳm…
Chương trình “Áo ấmbiên cương - Nâng bước em tới trường” do Chi đoàn Báo Biên phòng phối hợp với Đồn Biên phòng Cốc Pàng, BĐBP CaoBằng và nhóm “Tình yêu biên cương” tổ chức tại xã biêngiới Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm, tỉnh CaoBằng là một trong những hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 74 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam. Chương trình đã mang những món quà thiết thực và ý nghĩa đến với các em học sinh và đồng bào nghèo nơi biêngiới xa xôi.