Thời gian qua, BĐBP tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân ở khu vực biên giới, giúp bà con nâng cao kiến thức, nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, thấy rõ được hiểm họa, tác hại khi tàng trữ, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trái phép. Từ đó, người dân đã tự giác chấp hành và vận động người thân thực hiện tốt các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này.
Quan điểm “phi chính trị hóa” quân đội là sai trái, hết sức phản động vì nó hướng đến mục đích: tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, làm cho quân đội “bị lầm đường, lạc lối”, mất phương hướng chính trị, xa rời lý tưởng, mục tiêu chiến đấu, không còn là lực lượng chính trị tin cậy, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, công cụ bạo lực sắc bén bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân. Đó là phương cách để chúng dễ bề thực hiện âm mưu, thủ đoạn chuyển hóa chế độ chính trị ở nước ta theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Đại úy Lê Hồng Sơn, sĩ quan điều tra Đội 1, Đoàn Đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm miền Trung (Đoàn 2), Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm BĐBP có dáng vóc thư sinh, nói vừa đủ nghe - khác hẳn với hình ảnh người lính làm nhiệm vụ phòng, chống tội phạm trên phim ảnh. Thế nhưng, với những gì thể hiện qua các chuyên án, vụ án, anh khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.
Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, Đồn Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) Cầu Ván là một pháo đài vững chắc, đánh bại hàng chục cuộc tấn công cấp tiểu đoàn có phi pháo và tàu chiến yểm trợ. Đây cũng là đơn vị duy nhất của BĐBP Đồng Tháp vinh dự được 2 lần tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Ngày 22/5, theo thông tin từ BĐBP Kiên Giang, đơn vị đang phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành điều tra, làm rõ về hành vi mua bán trái phép chất ma túy của một đối tượng trên địa bàn phường An Thới, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Tuy vừa mới được thành lập (tháng 3/1976), lực lượng còn mỏng, trang bị còn thiếu, cơ sở vật chất doanh trại đồn, trạm còn sơ sài, nhưng từ năm 1977-1979, Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) Đồng Tháp đã cùng với nhân dân và các lực lượng vũ trang địa phương phối hợp chiến đấu, dũng cảm để bảo vệ nhân dân, bảo vệ biên giới. Trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc này, đơn vị có 41 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh và hơn 100 đồng chí là thương binh, bệnh binh.
Sau gần 3 tháng huấn luyện, đến nay, hơn 5.000 chiến sĩ mới (CSM) tại 31 đầu mối huấn luyện của BĐBP đã rèn luyện phẩm chất, tác phong, bản lĩnh của người quân nhân, thực sự trưởng thành về mọi mặt, hòa nhập tốt với môi trường quân ngũ, đoàn kết, hăng say rèn luyện, chấp hành nghiêm kỷ luật, pháp luật. Để chuẩn bị bước vào giai đoạn huấn luyện chuyên ngành, đặc biệt là thực hành “3 tiếng nổ”, các đơn vị đã chuẩn bị sẵn sàng để cuộc kiểm tra đạt thành tích cao nhất, an toàn nhất.
Chiều 17/5, Đồn Biên phòng Hồ Le, BĐBP tỉnh Kon Tum tổ chức bàn giao cho Công an huyện Ia H’Drai các loại vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ do tuyên truyền, vận động nhân dân giao nộp.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, sau 12 đợt công nhận, đến nay, cả nước đã có 265 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia. Việc công nhận danh hiệu Bảo vật quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định, sau khi có ý kiến thẩm định của Hội đồng Văn hóa Di sản quốc gia.
Thời gian qua, bằng nhiều việc làm cụ thể thiết thực, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng (BP) Bắc Xa, BĐBP Lạng Sơn đã bám sát cơ sở và yêu cầu thực tế, chủ động, linh hoạt xây dựng nền Biên phòng toàn dân, thế trận Biên phòng toàn dân vững chắc. Trên nền tảng đó, đơn vị đã hoàn thành nhiệm vụ chính trị, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Nhiều người tìm đến đây để hiểu hơn về một quãng thời gian khói lửa hào hùng của dân tộc qua những kỷ vật, tài liệu về chiến công của quân và dân ta trong Cuộc Tổng tiến công mùa Xuân năm 1975.
Trong 2 ngày 27-28/4, Đồn Biên phòng Đăk Dang, BĐBP Đăk Nông đã tổ chức tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân trên địa bàn xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông tự giác giao nộp vũ khí, vũ khí tựchế, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
Chuyên án A2-1121 do Đoàn Đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm miền Trung, Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm BĐBP xác lập đã khép lại với việc lực lượng chức năng bắt 3 đối tượng, thu giữ 21kg ma túy tổng hợp. Các đối tượng đã phải nhận bản án cao nhất của pháp luật, thế nhưng, cho đến giờ, mỗi khi nhắc lại, người ta vẫn không quên những chi tiết li kì khi phá án cũng như “câu chuyện” của đối tượng cầm đầu.
Với hành vi sử dụng súng quân dụng, vận chuyển gần 50kg ma túy tổng hợp từ Lào vào Việt Nam tiêu thụ, Toongleng Lo và Thongvang đã phải nhận bản án cáo nhất là tử hình. Thế nhưng, điều day dứt, đáng sợ hơn cả đối với 2 bị cáo đó là cha mẹ già, vợ trẻ, con thơ nơi quê nhà sẽ sống như thế nào khi mất đi trụ cột gia đình?
Đồn Biên phòng Nhôn Mai, BĐBP Nghệ An phụ trách địa bàn có diện tích tự nhiên rộng lớn, dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, phân tán không đồng đều, nhiều bản làng cách xa trung tâm xã, giao thông đi lại khó khăn. Căn cứ vào tình hình thực tế, Ban chỉ huy đơn vị đã triển khai nhiều biện pháp khác nhau, trong đó, chú trọng triển khai các tổ công tác bám dân, nắm chắc tình hình, giữ vững bình yên cho nhân dân khu vực biên giới.