Chuỗi sự kiện chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 2021 đã khép lại, nhưng dư vị âm sắc muôn màu của nhiều dân tộc tụ hợp lại vẫn còn ngân nga mãi. Năm nay, Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam còn thêm một sứ mệnh góp phần tái vận hành lại đời sống du lịch sau khi dịch Covid-19 có dấu hiệu được kiểm soát tốt đúng thời điểm đầu kỳ du lịch mùa Hè.
Sự biến động của thời gian, hoàn cảnh sống, những tác động của trong quá trình hội nhập… khiến cho văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số bị mai một, đòi hòi cần phải bảo tồn cách thiết.
Trong 5 năm (2015-2020), Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã phối hợp với các địa phương đưa 15 nhóm cộng đồng các dân tộc về hoạt động hàng ngày tại “Ngôi nhà chung”: Tày, Nùng, Dao, Mông, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer, Bru-Vân Kiều.
Bản Tùng Hương, xã biên giới Tam Quang, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An là địa bàn có địa hình và khí hậu khắc nghiệt, do đứng chân ở vùng núi cao, xa sông suối, vào mùa khô dân bản phải đi bộ hàng giờ để gùi nước về phục vụ sinh hoạt, điều kiện sống ấy ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động dân sinh của người dân nơi đây. Tuy nhiên, vào đầu mùa khô năm nay, dân bản Tùng Hương đón nhận tin vui, khi cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Tam Quang, BĐBP Nghệ An vận động các nhà tài trợ và đóng góp ngày công lao động để xây dựng “Bể nước quân dân”, một công trình đủ cung cấp nước sạch cho cán bộ, chiến sĩ và bà con nhân dân trong bản.
Bản tin chiều 16-4 của Bộ Y tế cho biết có thêm 14 ca mắc Covid-19 ghi nhận tại Khánh Hòa, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An và Quảng Nam, đều là các ca nhập cảnh được cách ly ngay.
Là chủ đề hoạt động trong tháng 4 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với sự tham gia của gần 100 đồng bào thuộc 14 dân tộc, trong đó có đồng bào các dân tộc Dao, Mông, La Chí, Thái được huy động từ các tỉnh Hà Giang, SơnLa cùng các nghệ sĩ, diễn viên của Nhà hát Múa rối Việt Nam.
Nhiều năm qua, tinh thần đoàn kết đã gắn kết bền chặt những làng biển trên dải đất Quảng Bình. Sức mạnh của ngư dân càng được nhân lên gấp bội, bởi tinh thần và ý chí của những tổ tàu thuyền đoàn kết trên biển, nhờ đó mà ngư dân tự tin hơn trong mỗi chuyến ra khơi. Trên các ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa không chỉ là hành trình khai thác, đánh bắt hải sản, mà còn là hành trình của ý chí kiên cường...
“Thấy nhiều người dân bản còn nghèo quá, cái xe máy là phương tiện có giá trị nhất trong gia đình, nhưng bà con nơi đây không biết sửa chữa lại liên tục tham gia giao thông trên những quãng đường đèo dốc nên nhiều lúc mất an toàn. Hiểu được điều đó, tôi trình bày ý tưởng với cấp ủy, Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Phiêng Pằn, BĐBP SơnLa mở tiệm sửa xe máy miễn phí cho người dân nơi đây” - Thượng úy Bùi Xuân Trang, cán bộ Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Phiêng Pằn chia sẻ.
Ngày 13-4, Đồn Biên phòng Mường Lèo, BĐBP SơnLa phối hợp với Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Mường Lèo (huyện Sốp Cộp, tỉnh SơnLa) tổ chức khai giảng lớp xóa mù chữ năm học 2021.
Ngày 12-4, Bộ Chỉ huy BĐBP Cao Bằng cho biết, đơn vị vừa phối hợp với các lực lượng chức năng phá thành công Chuyên án 221C, bắt giữ 5 đối tượng, thu giữ tang vật 40 bánh heroin.
Ngày 12-4, tại Bộ Chỉ huy BĐBP SơnLa, Bộ Chỉ huy BĐBP 3 tỉnh: SơnLa, Thanh Hóa, Điện Biên phối hợp tổ chức Hội nghị Hiệp đồng bảo vệ biên giới tiếp giáp.
Ngùn ngụt lửa nhiệt tình và quyết tâm khởi nghiệp, nhưng không ít thanh niên người dân tộc thiểu số (DTTS) đã phải bỏ cuộc giữa chừng hoặc chật vật trong việc biến ý tưởng thành phương án sản xuất - kinh doanh hiệu quả…, bởi thiếu các kĩ năng vượt “chướng ngại vật”.