Tà Păng là bản giáp biên, xa xôi nhất của xã Hướng Lập (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), bởi vậy mà người ta thường liên tưởng đến những khó khăn, vất vả và thiếu thốn. Thế nhưng, trái ngược với những “suy đoán” ấy, khi đến Tà Păng, chúng tôi choáng ngợp trước vẻ đẹp yên bình có phần trù phú của bản làng người Vân Kiều nhờ sự nỗ lực xây dựng cuộc sống mới của quân và dân biên giới.
Trân quý di sản cha ông để lại, những người nông dân chân lấm tay bùn, những nghệ sĩ không chuyên, văn nghệ sĩ đã và đang thực hiện những hoạt động bảo tồn, giữ gìn và phát huy văn hóa nghệ thuật truyền thống dân tộc theo cách riêng của mình. Điểm chung nhất ở họ là tình yêu nghệ thuật, đam mê sáng tạo và sự nhiệt huyết. Họ cũng là những cá nhân vinh dự được nhận Giải thưởng Đào Tấn năm 2023 dành cho các tập thể, cá nhân có tác phẩm sân khấu, văn hóa, hội họa, âm nhạc xuất sắc, đóng góp tích cực trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Nhằm phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ BĐBP tham gia phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, nhất là ở những địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc, tôn giáo, thời gian qua, tổ chức đoàn các cấp trong BĐBP đã tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, thiết thực thông qua Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè năm 2023. Thông qua chiến dịch này, góp phần tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) BĐBP tiếp tục nâng cao nhận thức về hoạt động tình nguyện; tạo môi trường rèn luyện, cống hiến và trưởng thành, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
Nằm trong chuỗi các hoạt động chiến dịch "Thanh niên tình nguyện Hè" năm 2023, trong hai ngày 3-4/6, tuổi trẻ cơ quan Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Bình và các đơn vị trên hai tuyến biên giới phối hợp với đoàn thanh niên các đơn vị, địa phương tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, nhằm giảm thiểu các hành vi xâm hại đến hệ sinh thái, môi trường biển; trồng cây phủ xanh đất trống, đồi trọc ở các thôn, bản trên địa bàn tuyến biên giới đất liền.
Bằng sự kết hợp giữa trưng bày các hiện vật và tổ chức các hoạt động đa dạng, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh tại thành phố (TP) Hồ Chí Minh đang thu hút hàng ngàn khách tham quan. Bởi nơi đây lưu trữ, nghiên cứu và sưu tầm hơn 20.000 tài liệu, hơn 1.500 kỷ vật của các chiến sĩ cách mạng, người dân… đã tham gia và hy sinh trong các cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, độc lập tại Việt Nam.
Ngày 2/6, Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Bình tổ chức tọa đàm sĩquantrẻ với chủ đề “Tuổi trẻ BĐBP Quảng Bình tự giác học tập và tuân thủ pháp luật”. Thượng tá Ngô Văn Dũng, Chủ nhiệm Chính trị BĐBP Quảng Bình chủ trì tọa đàm.
Từ sáng sớm, trong tiết trời mùa Hè, các chiến sĩ mới (CSM) của Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động, BĐBP Thừa Thiên Huế khẩn trương hơn, bởi đây là một ngày đặc biệt để vượt qua thử thách sau 3 tháng vượt nắng, thắng mưa trên thao trường huấn luyện.
Ngày 1/6, Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh BĐBP do Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP làm trưởng đoàn đã đến làm việc với BĐBP Đăk Nông. Tham gia đoàn công tác có Thiếu tướng Trần Văn Bừng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy BĐBP, Chủ nhiệm Chính trị BĐBP; Thiếu tướng Trần Hải Bình, Phó Tham mưu trưởng BĐBP; đại diện các cơ quan chức năng của Bộ Tư lệnh BĐBP.
Nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, các đơn vị thuộc BĐBP các tỉnh: Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Long An đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực cho các cháu thiếu niên, nhi đồng có hoàn cảnh khó khăn, học sinh giỏi trên địa bàn.
Đồn Biên phòng Phú Mỹ, BĐBP Kiên Giang quản lý địa bàn 2 xã Phú Mỹ và Phú Lợi, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, trong đó,đồng bào dân tộc Khmer chiếm trên 40% dân số, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao. Để góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, thời gian qua, Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Phú Mỹ cùng với cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương xây dựng các kế hoạch phối hợp và triển khai thực hiện hiệu quả nhiều mô hình hướng về đồng bào nghèo, góp phần hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn huyện Giang Thành.
Sinh thời, Bác Hồ từng nói: “Trẻ em như búp trên cành”, Người luôn yêu thương hết mực và dành sự quan tâm đặc biệt đối với trẻ em. Học tập và làm theo lời Bác dạy, những người lính Biên phòng luôn quan tâm, chăm lo cho trẻ em ở khu vực biên giới bằng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả. Sự quan tâm đó càng được thể hiện rõ nét vào Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6.
Ở nơi biên cương Tổ quốc, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thanh (BĐBP Quảng Trị) không chỉ chia sẻ với những học sinh trên địa bàn bằng những phần quà để cải thiện bữa ăn hay đồng hành trên con đường tới trường, mà còn trang bị cho các em những kỹ năng để có cuộc sống hạnh phúc, an toàn. Việc chăm chút những mầm non nơi biên giới được những người lính Biên phòng làm với tất cả tình thương và trách nhiệm.
Những năm qua, việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” luôn được Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP Thanh Hóa chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo và đã trở thành phong trào hoạt động chính trị sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, chiến sĩ toàn đơn vị. Qua triển khai thực hiện, đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác, hết lòng bám dân, bám địa bàn, bám biên giới bằng tinh thần “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, trọn đời cống hiến vì sự bình yên và phát triển bền vững của biên cương.
Bằng tấm lòng, trách nhiệm của “Bộ đội Cụ Hồ”, chương trình “Nâng bước em tới trường-Con nuôi đồn Biên phòng” ở BĐBP Hà Giang, BĐBP Cao Bằng đã và đang phát huy hiệu quả rất tích cực. Nghĩa cử đầy tính nhân văn đó đã giúp các em học sinh nghèo, đặc biệt khó khăn ở khu vực biên giới được đến trường và tiếp tục nuôi dưỡng ước mơ về một tương lai tươi sáng hơn.
Mô hình “Tổ 3 người” được khôi phục hoạt động trong toàn quân từ năm 2019 đến nay là biện pháp quan trọng để cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy nắm chắc tình hình tư tưởng, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của cán bộ, chiến sĩ, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Tuy nhiên, trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, việc quản lý theo hành chính có lẽ là chưa đủ mà cần có sự quản lý đối với các hoạt động của cán bộ, chiến sĩ trên không gian mạng xã hội.