Vụ việc 437 công dân Việt Nam được lực lượng chức năng Philippines giải cứu khỏi cơ sở đánh bạc ngày 4/5/2023 vừa qua tại tỉnh Pampanga, gần Thủ đô Manila, Philippines tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về bẫy “việc nhẹ, lương cao”.
Sau 3 năm đóng - mở, gián đoạn vì dịch Covid-19, giao thương hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc đã sôi động trở lại từ ngày 8/1. Trung Quốc khôi phục lại hoạt động thông thương tại hầu hết các cửa khẩu đất liền với Việt Nam, giúp cho hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) của hai nước gia tăng nhanh chóng, kim ngạch XNK giữa hai bên ổn định và trên đà tăng trưởng.
3 năm qua, mặc dù dịch Covid-19 bùng phát gây ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình kinh tế - xã hội và lưu thông hàng hóa ở khu vực cửa khẩu (CK) Việt Nam - Trung Quốc, nhưng Ủy ban Hợp tác quản lý cửa khẩu (HTQLCK) biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc đã tích cực phối hợp và thực hiện có hiệu quả nội dung hợp tác giữa hai bên. Ủy ban HTQLCK hai bên đã đẩy mạnh hợp tác trên các phương diện, thúc đẩy mở và nâng cấp các cặp CK, tối ưu hóa thời gian làm việc tại CK, nâng cao hiệu suất thông quan CK, cải thiện môi trường kinh doanh thương mại tại CK giữa hai nước.
Từ tình hình thực tế, Bộ Tư lệnh BĐBP liên tục ban hành các văn bản chỉ đạo đơn vị cơ sở thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), trọng tâm là tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát tàu cá. Sự chỉ đạo cương quyết và sâu sát của Bộ Tư lệnh BĐBP đã mang lại những tín hiệu tích cực qua những lần kiểm tra thực tế tại các địa phương trọng điểm nghề cá của cả nước.
Ngày 1/6, tại Vân Nam - Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam đã có buổi trao đổi với Hải quan Côn Minh, Tổng cục Hải quan Trung Quốc về một số giải pháp thúc đẩy thương mại nông sản giữa Việt Nam và tỉnh Vân Nam.
5 năm qua, Đồn Biên phòng Na Cô Sa, BĐBP Điện Biên không có quân nhân vi phạm kỷ luật, pháp luật và mất an toàn giao thông. Để có được kết quả đó, cấp ủy, chỉ huy đơn vị đã quán triệt, thực hiện nghiêm các chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên, đồng thời áp dụng linh hoạt, sáng tạo các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu vi phạm kỷ luật, pháp luật phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của đơn vị, địa bàn.
Từ thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang) qua phà Châu Giang là đến làng Chăm ở xã Châu Phong (thị xã Tân Châu), nơi đây có cộng đồng dân tộc thiểu số Chăm rất tự hào với nghề dệt, thêu thổ cẩm truyền thống.
Giữa bốn bề biển cả, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Trường Sa, BĐBP Khánh Hòa đã khắc phục những bất lợi về thời tiết, sóng, gió, đẩy mạnh công tác tăng gia sảnxuất, trồng thành công nhiều loại rau xanh. Những kết quả đạt được trên mặt công tác này đã khẳng định ý chí khắc phục khó khăn, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ của người lính mang quân hàm xanh nơi đầu sóng, ngọn gió, góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn cho bộ đội.
Trong kháng chiến, chính quyền, nhân dân các dân tộc xã Nâm Nung, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông đồng lòng theo Đảng làm cách mạng, trở thành Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Sau khi thống nhất đất nước, đồng bào các dân tộc nơi đây đồng lòng cùng chính quyền tập trung phát triển kinh tế, xã hội, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống, xây dựng Nâm Nung ngày càng giàu đẹp. Những rẫy cà phê, tiêu, cao su và các loại cây ăn quả đã phủ xanh mảnh đất một thời bom đạn.
Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) chuẩn bị sang Việt Nam thanh, kiểm tra lần thứ 4 về kết quả thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) của Việt Nam. Kết quả kiểm tra lần này là cơ sở để EC xem xét việc tháo gỡ “thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam. Nhận thức được điều này, thời gian qua, lực lượng BĐBP đã rốt ráo, tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng thực hiện các giải pháp chống khai thác IUU.
Những vườn cam vàng trĩu mùa sai quả nằm trên vùng biên viễn là sự khởi nghiệp của nhiều thanh niên dân tộc thiểu số trẻ, nhưng nhờ được kết nối từ một thủ lĩnh Đoàn đầy nhiệt tâm và nhiều ý tưởng, họ đã làm cho vùng biên viễn này ngày càng giàu đẹp hơn.
Đến thời điểm này, Nậm Pồ vẫn đang là huyện có tỷ lệ xã đặc biệt khó khăn nhất của tỉnh Điện Biên. Thực tế phát triển của huyện trong gần 10 năm qua đã khẳng định, chủ trương xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta là đúng đắn. Huyện phấn đấu giai đoạn 2022-2025, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều toàn huyện giảm bình quân hàng năm từ 6% trở lên. Đến hết năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn dưới 30%.
Với phương châm “Giúp dân là tự giúp chính mình”, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ (CB, CS) BĐBP Cao Bằng đã không quản ngại khó khăn, luôn kề vai sát cánh, hết lòng giúp đỡ nhân dân xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội… Những việc làm đó đã góp phần giúp nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới từng bước vươn lên làm chủ cuộc sống ấm no.
Các lực lượng chức năng, trong đó có BĐBP thực hiện nhiệm vụ trên vùng biển, đảo Trường Sa thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động ngư dân chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong quá trình hành nghề. Trên cơ sở đó, bà con ngư dân đánh bắt trên vùng biển Trường Sa đang quyết tâm, chung sức cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” cho ngành thủy sản Việt Nam.
Quan điểm “phi chính trị hóa” quân đội là sai trái, hết sức phản động vì nó hướng đến mục đích: tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, làm cho quân đội “bị lầm đường, lạc lối”, mất phương hướng chính trị, xa rời lý tưởng, mục tiêu chiến đấu, không còn là lực lượng chính trị tin cậy, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, công cụ bạo lực sắc bén bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân. Đó là phương cách để chúng dễ bề thực hiện âm mưu, thủ đoạn chuyển hóa chế độ chính trị ở nước ta theo con đường tư bản chủ nghĩa.