Thiếu lao động gay gắt trong khai thác thủy sản đã diễn ra nhiều năm qua, làm cho nhiều chủ tàu đánh cá lao đao, một số nghề đang đứng bên bờ vực thẳm. Ở thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi có cách làm hay, các lao động đóng góp lưới, trở thành “cổ đông” trên các tàu đánh cá. Ra biển ai cũng làm việc với tâm thế “ông chủ”, luôn đạt năng suất cao.
Tỉnh Ninh Thuận đang có tuyến đường ven biển xếp vào hạng đẹp nhất nước, kéo dài từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh, hai vườn quốc gia rộng lớn. Mặt tiền là biển, lưng tựa núi, đây là lợi thế để cho Ninh Thuận phát triển du lịch ngang tầm với những người “hàng xóm” như Khánh Hòa, Bình Thuận, Lâm Đồng.
Ninh Thuận được xếp vào tỉnh nghèo ở duyên hải miền Trung, những năm gần đây đang nỗ lực đi lên, trong đó có phát triển năng lượng tái tạo, du lịch... thu hút hàng chục nghìn tỷ đồng. Đặc biệt, dự án Cảng tổng hợp Cà Ná đang hoàn thiện giai đoạn 1, sẽ mở ra hướng phát triển mới cho Ninh Thuận trong những năm tới.
Năm nay, được đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây trong điều kiện “bình thường mới” khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, đồng bào Khmer rất phấn khởi. Trong mỗi ngôi chùa, mỗi phum sóc, cùng với hoa trước nhà, bánh thơm trên bếp, váy đẹp hong nắng, bà con phấn khởi chờ đón nhiều chương trình, dự án được Đảng và Nhà nước quan tâm, đầu tư trong năm mới.
Ngày 16-3, Chỉ huy Đồn Biên phòng cửa khẩu Long Bình, BĐBP An Giang cho biết, đơn vị liên tiếp phát hiện, bắt giữ 3 vụ/5 đối tượng nhập cảnh trái phép từ Campuchia về Việt Nam.
Những nụ đào, nụ mai ở khắp mọi miền đất nước hé nở, khoe sắc đã đưa mùa Xuân về gần hơn với mọi nhà. Giáp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, dường như để bù đắp những tháng ngày giãn cách chống dịch Covid-19, hoạt động của mọi người cũng hối hả, tất bật hơn những năm trước. Ở nơi biên cương, hải đảo xa xôi, cán bộ, chiến sĩ Hải quân, Biên phòng vừa chuẩn bị vui Tết, vừa sẵn sàng chiến đấu cao, đồng thời lo Tết cho đồng bào kỹ lưỡng.
Không chỉ bám biển, giỏi làm ăn, nhiều lão ngư ở vùng biển Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định còn can trường, dũng cảm, luôn nêu cao ý thức bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo của Tổ quốc, được người dân địa phương ví như những “cột mốc sống” ngoài biển khơi.
Xét về các yếu tố, vị trí địa lý, diện tích mặt biển, trữ lượng hải sản, tài nguyên khoáng sản…, khu vực biển miền Trung có tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế biển. Mặc dù vậy, đánh giá một cách tổng thể, sự phát triển kinh tế biển, đảo miền Trung hiện nay còn chưa xứng tầm với các điều kiện và lợi thế sẵn có.
“Điểm nhấn” trong khu sinh hoạt cộng đồng của người Rơ Mâm ở làng Le, xã Mo Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, là hai ngôi nhà rông, một to, một nhỏ được dựng tương đối tách rời nhau. Ngôi nhà rông lớn là nơi bà con thường lui tới sinh hoạt với những hoạt động nặng về “phần hội”. Còn ngôi nhà nhỏ, sơ sài, cũ kỹ hơn, mái lợp bằng tôn, vách thưng bằng những tấm liếp được đan lát từ tre, nứa, nhưng lại là khu vực rất quan trọng của làng, nơi diễn ra các lễ cúng trang trọng linh thiêng. Bên trong ngôi nhà nhỏ ấy có sự hiện diện của những “đấng tối cao” với nhiều câu chuyện huyền bí…
Sử dụng vũ khí (nỏ, ná, súng quân dụng và súng tự chế) để săn bắn thú rừng và bảo vệ nương rẫy là thói quen mang tính “truyền thống” của một bộ phận người dân vùng biên giới Tây Nguyên nói chung, tỉnh Kon Tum nói riêng. Đây có thể xem là “quả bom nổ chậm” đã được cài sẵn và nó có thể “lên tiếng” vào bất cứ lúc nào. Chính vì lẽ đó, công tác thu hồi vũ khí tàng trữ, sử dụng trái phép trong nhân dân luôn đặt ra yêu cầu cấp bách đối với các lực lượng chức năng…
Do ảnh hưởng của cơn bão số 2, mưa lớn đã làm nước sông Lò và sông Luồng dâng cao, cuốn trôi cầu tạm ở bản Lầm, xã Trung Tiến; đập tạm ở bản Bo Hiềng, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) khiến hàng trăm hộ dân đang bị cô lập.
Những năm qua, để đáp ứng công tác tuyên truyền về sự nghiệp xây dựng, quản lý và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, đáp ứng nhu cầu thông tin của cán bộ, chiến sĩ và đồng bào các dân tộc trên các vùng biên giới, hải đảo của Tổ quốc, phóng viên Báo Biên phòng đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, tích cực đi công tác trên khắp những nẻo đường biên giới, hải đảo xa xôi.
Hiện nay, trong đời sống xã hội cũng như trên cộng đồng mạng, chúng ta thường bắt gặp cụm từ “thuyết âm mưu”. Vậy, thuyết âm mưu là gì và bản chất của nó như thế nào mà được nhiều người quan tâm như vậy? Thuyết âm mưu có phải là học thuyết hay là lý thuyết không?