Với Trung tá Lê Văn Đức (phụ trách Phòng khám quân dân y Ba Nang, BĐBP Quảng Trị) thì thành công của người y sĩ Biên phòng ở vùng cao biên giới là thay đổi nhận thức của đồng bào từ “ốm đau nhờ thầy cúng” sang “ốm thì tìm đến trạm xá, bệnh viện”. Gần 20 năm công tác ở biên giới cũng là ngần ấy thời gian Trung tá Lê Văn Đức “miệng nói tay làm” để thay đổi hủ tục vốn đã ăn sâu vào tâm thức của bà con nơi đây.
Có lẽ, chưa bao giờ người dân thôn Sa Trầm (xã Ba Nang, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) và những người anh em Lào ở A Xóc (huyện SaMuồi, tỉnh Salavan) lại có 1 năm mà tất cả mọi thứ đều “dừng lại ở đường biên giới” vì các cửa khẩu tạm ngừng xuất, nhập cảnh phổ thông để phòng, chống dịch Covid-19. Thế nhưng, khó khăn, vất vả ấy chỉ là động lực để tấm lòng Lào- Việt ngày càng khăng khít, bền chặt hơn…
Với vị trí địa lý nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông -Tây, có trục đường Xuyên Á đi qua, Quảng Trị trở thành địa bàn có nguy cơ cao về các loại tội phạm hình sự, kinh tế, ma túy, mua bán người… gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân cư, đến sức khỏe, phẩm hạnh và cơ hội phát triển của phụ nữ, trẻ em. Trước tình hình đó, các cấp Hội phụ nữ trong toàn tỉnh đã nỗ lực cùng với các ban, ngành, đoàn thể có nhiều hành động chung tay vì một cộng đồng không có nạn nhân mua bán người.
Dịch Covid-19 bùng phát rồi bão lũ triền miên khiến cuộc sống của người dân ở các bản Lào đối diện với biên giới Việt Nam-Lào của tỉnh Quảng Trị gặp rất nhiều khó khăn. Với sự giúp đỡ, kết nối của những người lính Biên phòng, trên suốt dải dọc biên giới từ Hướng Lập đến A Bung, dù đường sá sạt lở, mưa gió mịt mùng, gạo, muối, thực phẩm vẫn được chuyển đến những người anh em ở bên kia biên giới…
Sáng 1-12, Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Trị phối hợp với công ty Huệ Đà (TP Hồ Chí Minh) tổ chức trao 15 tấn gạo, 50 kg cá khô và hàng trăm chai dầu ăn cho nhân dân, Ủy ban chính quyền các huyện Sê Pôn, Noòng, tỉnh Savannakhet và huyện SaMuồi, tỉnh Salavan, Lào.
Trong 2 ngày, 25-26/11, Ban Từ thiện của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Hội thiện nguyện “Chia sẻ-Sharing” phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Trị tổ chức thăm và tặng quà nhân dân tại các xã vùng Lìa (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) và nhân dân, lực lượng bảo vệ biên giới nước bạn Lào.
Nhân dân Nam Kỳ luôn xứng đáng là lá cờ đầu trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Từ khi có Đảng lãnh đạo, cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm của nhân dân Nam Kỳ càng sôi nổi và quyết liệt hơn.
Tuyến biên giới trên bộ do BĐBP Quảng Trị phụ trách dài 179,628km, đối diện với 2 tỉnh Sa La Van và Sa Vẳn Na Khệt của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, nước bạn Lào đã triển khai nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập vào lãnh thổ. Để thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống dịch Covid-19, phía bạn đã lập 28 chốt dã chiến, với 119 cán bộ, chiến sĩ thuộc BĐBP và Công an tham gia. Với tinh thần sẻ chia khó khăn với các lực lượng chức năng của Lào, BĐBP Quảng Trị đã hỗ trợ nhiều trang thiết bị, vật tư y tế, nhu yếu phẩm để cùng chung tay ngăn chặn và đẩy lùi dịch Covid-19.
Ngay sau khi Chính phủ Lào công bố những ca nhiễm dịch bệnh Covid-19 đầu tiên trên đất nước Triệu voi, trên tinh thần sẻ chia khó khăn để cùng chung tay ngăn chặn, đẩy lùi đại dịch Covid-19 với nhân dân nước bạn Lào, ngày 25-3, Trạm kiểm soát cửa khẩu quốc tế (CKQT) La Lay, Đồn Biên phòng CKQT La Lay, BĐBP tỉnh Quảng Trị đã trao tặng vật tư y tế cho huyện Tù Muồi, tỉnh Sa La Van (Lào).
Thượng tá Nguyễn Văn Giáp, Trưởng phòng Phòng chống tội phạm và ma túy BĐBP Hà Tĩnh, được chỉ huy và đồng nghiệp gọi với biệt danh “Quả đấm thép” trên mặt trận chống tội phạm ma túy. Bởi trong gần hai mươi năm qua, trên nhiều cương vị khác nhau, anh đã mưu trí, dũng cảm cùng với đồng chí, đồng đội triệt phá nhiều đường dây ma túy lớn, bắt những “ông trùm” ma túy khét tiếng. Từ những thành tích của mình, anh vinh dự được Ban Tuyên giáo Trung ương tuyên dương điển hình tiên tiến trong “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2019.
Nhằm tri ân những người dân đã có nhiều đóng góp cùng BĐBP Việt Nam bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, trước thềm Giao lưu hữu nghị biên giới Việt Nam - Lào năm 2019, Bộ Tư lệnh BĐBP Việt Nam đã trao tặng 20 con bò giống cho nhân dân các huyện SaMuồi, Noòng, Sê Pôn (Lào). Suốt hành trình tặng bò trên đất nước bạn, chúng tôi đã chứng kiến những câu chuyện xúc động về niềm vui của những người dân nghèo được tặng sinh kế để có thể xây ước mơ về cuộc sống tốt đẹp hơn và những câu chuyện về tình đoàn kết, hữu nghị Việt - Lào.
Trong chuyến khảo sát chuẩn bị cho chương trình giao lưu hữu nghị biên giới Việt Nam - Lào năm 2019 tại tỉnh Quảng Trị, đến với huyện Sa Muội, tỉnh Salavan, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, tôi được gặp một nhân vật hết sức đặc biệt. Ông là một chiến sĩ An ninh vũ trang năm xưa từng vào sinh ra tử nơi tuyến lửa Bình - Trị - Thiên, là người Bí thư Đảng ủy xã, đảng viên ưu tú của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như Đảng Nhân dân cách mạng Lào qua từng thời kỳ. Và hơn cả, ông chính là người đã tạo nên những câu chuyện đẹp đến rưng rưng về tình người nơi biên giới xa xôi khuất sau những dải mây Trường Sơn trắng nơi đầu núi.
Tiếp tục chuỗi hoạt động trong chương trình Giao lưu hữu nghị biên giới Việt Nam-Lào năm 2019, trong 2 ngày 22 và 23-7, thừa ủy quyền của Bộ Tư lệnh BĐBP, Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Trị tổ chức trao tặng 30 con bò giống giúp người nghèo đang sinh sống ở khu vực biên giới thuộc 3 tỉnh Quảng Trị (Việt Nam) và Salavan, Savannakhet (Lào).
Cuối tháng 7, tại Quảng Trị, BĐBP Quảng Trị sẽ phối hợp tổ chức Chương trình Giao lưu hữu nghị biên giới Việt Nam - Lào năm 2019 nhằm tri ân những đóng góp của nhân dân và lực lượng bảo vệ biên giới 3 tỉnh Salavan, Savannakhet (Lào) và Quảng Trị (Việt Nam). Phóng viên Báo Biên phòng đã có cuộc phỏng vấn Đại tá Lê Văn Phương, Tỉnh ủy viên, Chỉ huy trưởng BĐBP Quảng Trị về ý nghĩa của chương trình.
Đã 15 năm kể từ khi cặp bản Ka Tăng (Quảng Trị, Việt Nam) - Densavan (Savannakhet, Lào) tổ chức kết nghĩa, tiếp đó được nhân rộng ra khắp các cặp bản đối diện còn lại hai bên biên giới của tỉnh Quảng Trị, Salavan và Savannakhet. Từ hoạt động kết nghĩa, chính quyền và nhân dân hai bên biên giới đã có điều kiện để tổ chức nhiều hoạt động giúp đỡ nhau về mọi mặt, từ đó góp phần thay đổi đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị anh em Việt - Lào ngày càng thêm khăng khít, bền chặt.