Đường dây nóng: 0983449277 - 0913303903 - 0912325336Thứ bảy, 27/07/2024 08:57 GMT+7

Từ khóa: "ruộng bậc thang"

Người góp phần làm khởi sắc bản biên giới Mùa Xuân

Người góp phần làm khởi sắc bản biên giới Mùa Xuân

Từ trung tâm xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo hướng Bắc trên con đường ngoằn ngoèo ven sườn núi chừng hơn 20km là đến bản Mùa Xuân của người dân tộc Mông. Năm 1992, người Mông từ xã Pù Nhi, huyện Mường Lát di cư về đây sinh sống. Người có uy tín của bản Mùa Xuân - Thao Văn Dia kể, khi theo gia đình về đây, anh chưa đầy 10 tuổi, không nhớ ai đã đặt tên cho bản, nhưng bà con trong bản và anh rất ưng cái bụng vì sau bao năm tháng quây tụ, đoàn kết, gắn bó, cần cù lao động, vượt qua khó khăn, đến nay, bản đã phát triển khởi sắc, bình yên đúng như cái tên Mùa Xuân.

Phát huy giá trị các lễ hội đặc trưng để thu hút du lịch

Phát huy giá trị các lễ hội đặc trưng để thu hút du lịch

Huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang được biết đến là điểm du lịch hấp dẫn với ruộng bậc thang kỳ vĩ, những lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc. Năm 2024, huyện Hoàng Su Phì phấn đấu đưa du lịch, dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo hiệu quả.

Chuyện ghi ở Trung Thịnh

Chuyện ghi ở Trung Thịnh

Mặc dù đã được Đảng, Nhà nước chăm lo cải thiện, nhưng miền núi vẫn còn vô vàn gian khó, đặc biệt là ở một địa phương địa hình chia cắt mạnh, giao thông còn cách trở như huyện Xín Mần. Có đến nơi đây mới thấm thía phía sau những nụ cười rạng rỡ của những người thầy đang nuôi dưỡng, dạy dỗ cho các cháu và những y, bác sĩ ngày đêm chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc là sự gian truân, vất vả mà chỉ có tình yêu nghề mới là hành trang quan trọng nhất để họ bám trụ được trên mảnh đất mù sương này.

Kỳ vĩ Xín Mần

Kỳ vĩ Xín Mần

Khi nhắc tới Hà Giang, ai cũng nghĩ ngay đến những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh của Hoàng Su Phì, hay sự kì vĩ của Cao nguyên đá Đồng Văn, Mèo Vạc... mà ít nhớ rằng, Hà Giang còn có một “nàng công chúa ngủ quên trong rừng” - một Xín Mần xa xôi rất yên bình và thơ mộng. Xín Mần, nơi núi non hùng vĩ còn giữ vẹn nguyên những “sắc màu bản địa” với tình người trong trẻo như những giọt sương ở những cánh rừng nguyên sinh lung linh trong nắng sớm.

Khai mạc Lễ hội Văn hóa, du lịch, ẩm thực quốc tế Hà Giang năm 2024
Sổ tay du lịch Tu Mơ Rông - Sáng kiến nhỏ của 2 học sinh dân tộc thiểu số

“Sổ tay du lịch Tu Mơ Rông” - Sáng kiến nhỏ của 2 học sinh dân tộc thiểu số

Với mong muốn giúp du khách dễ dàng tìm hiểu thông tin các điểm du lịch nổi bật trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, 2 em học sinh Y Trạm (lớp 8A) và Y Trình Diệu Linh (lớp 8B), cùng học tại Trường Trung học cơ sở xã Đăk Tờ Kan, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã triển khai dự án “Sổ tay du lịch Tu Mơ Rông”. Dự án đã đạt giải Nhì Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học, năm học 2023-2024.

Khai mạc Năm Du lịch Quốc gia-Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban 2024
Phát huy vai trò của các cấp Hội Nông dân trong phát triển kinh tế

Phát huy vai trò của các cấp Hội Nông dân trong phát triển kinh tế

Trong những năm qua, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã góp phần hỗ trợ đắc lực cho quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, nhất là phong trào đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất lúa, ngô và chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi vườn tạp... Từ đó đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân, thúc đẩy quá trình xóa đói giảm nghèo hiệu quả và bền vững.

Khách du lịch Việt Nam-Trung Quốc đã có thể đạp xe qua cửa khẩu Thanh Thủy
Biên cương tươi đẹp qua ống kính của người lính Biên phòng

Biên cương tươi đẹp qua ống kính của người lính Biên phòng

Đam mê nhiếp ảnh từ bé nhưng phải đến khi bước qua tuổi 50, Thượng tá Lê Anh Việt mới có cơ hội dành toàn tâm, toàn ý thực hiện sở thích của mình. Rong ruổi khắp các vùng miền đất nước, anh đã ghi lại cảnh sắc tươi đẹp và văn hóa truyền thống đặc sắc của cộng đồng các dân tộc thiểu số. Qua ống kính của anh, biên cương Tổ quốc hiện ra tươi đẹp, sống động, giàu cảm xúc khiến người xem ngỡ ngàng đến nao lòng.

Ngã ba biên mùa đào nở hoa

Ngã ba biên mùa đào nở hoa

Mùa xuân ở vùng rừng núi A Pa Chải, cực Tây của Tổ quốc có gì đó lạ lắm khiến tôi vừa háo hức, vừa bồi hồi như người xa quê trở về với đất mẹ. Sáng sớm, trời se lạnh, sương mù bảng lảng; tới trưa, tiết trời ấm áp; sang chiều, cả vùng biên chìm trong sắc vàng mơ của nắng nhạt. Những cây đào khẳng khiu trong suốt mùa đông, giờ đã nhú chồi non, bung hoa đỏ hồng đón năm mới.

No ấm ở đỉnh trời Tây Giang

No ấm ở "đỉnh trời" Tây Giang

Trên vùng biên của Tây Giang (Quảng Nam) lẫn trong sương mờ những bản làng thoắt ẩn thoắt hiện, nơi ấy giữa màu xanh ngăn ngắt của núi rừng, giữa những làng của đồng bào Cơ Tu trong mây trắng là những đồng lúa nước xanh ngút mắt.

Phát triển kinh tế xanh từ sản xuất nông nghiệp của đồng bào dân tộc thiểu số

Phát triển "kinh tế xanh" từ sản xuất nông nghiệp của đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm khai thác các hoạt động độc đáo của đồng bào các dân tộc trong sản xuất nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch, tỉnh Hà Giang đã có các chính sách khuyến khích và hỗ trợ kinh phí giúp đồng bào phát triển các loại hình dịch vụ. Nhờ đó, trong những năm qua, ngành du lịch của tỉnh Hà Giang nói chung và du lịch nông nghiệp trải nghiệm trên địa bàn nói riêng đã được khách du lịch trong và ngoài nước đón nhận.

Nền văn hóa đặc sắc của bộ tộc Torajan

Nền văn hóa đặc sắc của bộ tộc Torajan

Torajan là nhóm dân tộc bản địa ở vùng núi Nam Sulawesi, Indonesia. Dân số của bộ tộc khoảng 100.000 người; phần lớn dân số theo đạo Thiên chúa, số khác theo đạo Hồi hoặc có tín ngưỡng vật linh địa phương có tên gọi là “aluk". Trước thế kỷ 20, người Toraja sống trong các ngôi làng hẻo lánh và ít bị ảnh hưởng bởi thế giới bên ngoài. Đến những năm 1990, khi du lịch đạt đến đỉnh cao, xã hội Toraja đã thay đổi đáng kể. Ngày nay, ngành du lịch đã tạo ra những thay đổi lớn ở khu vực nơi người Torajan sinh sống và nâng cao niềm tự hào bản sắc văn hóa riêng của bộ tộc Torajan.

Phát triển du lịch cộng đồng từ bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng

Phát triển du lịch cộng đồng từ bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng

Cùng với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, nền văn hóa đặc sắc, đa dạng và phong phú của 19 dân tộc anh em cùng sinh sống đã tạo cho Hà Giang nguồn tài nguyên du lịch rất lớn. Tận dụng lợi thế này, Hà Giang đã đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, tạo đòn bẩy để bà con thoát nghèo, làm giàu.

ZALO