Ngày 14/7, Tỉnh đoàn Đắk Lắk phối hợp với Đoàn Thanh niên BĐBP tỉnh Đắk Lắk và Huyện đoàn Buôn Đôn tổ chức Chương trình tuyên truyền pháp luật cho đoàn viên, thanh thiếu niên trên địa bàn xã Krông Na, huyện Buôn Đôn; đồng thời, tổ chức các hoạt động “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” trên địa bàn. Hoạt động thu hút hơn 200 cán bộ, chiến sĩ và đoàn viên, thanh thiếu niên tham gia.
"Hành động sớm" - về bản chất chính là các hoạt động trong giai đoạn phòng ngừa, ứng phó trước thiên tai mà các cơ quan trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai Việt Nam hiện đã và đang triển khai.
Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai cho biết, Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai năm 2023 với chủ đề “Từ ứng phó đến hành động sớm” sẽ diễn ra từ ngày 15 đến 22/5.
Thời gian qua, BĐBP Hà Tĩnh đã phối hợp với các địa phương, trường học đẩy mạnh tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo và Luật Biên phòng Việt Nam đến các đoàn viên, thanh niên và học sinh trên địa bàn. Nhiều cách làm hay, sáng tạo đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao kiến thức pháp luật, bồi đắp lý tưởng, tình yêu, trách nhiệm của thế hệ tương lai với quê hương, đất nước.
Chiều 25/3, tại xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh, Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng Vũng Áng - Sơn Dương (BĐBP Hà Tĩnh) phối hợp với Đoàn xã Kỳ Lợi tổ chức cuộc thi Rungchuôngvàng tìm hiểu về lịch sử Hà Tĩnh, chủ quyền biển, đảo và Luật Biên phòng Việt Nam. Tham dự cuộc thi có 160 thí sinh là học sinh, đoàn viên, thanh niên trên địa bàn.
Theo thông tin từ ông Bế Ngọc Thuấn, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn, công tác phòng ngừa tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong thời gian qua đã thu được một số kết quả khả quan. Tình trạng tảo hôn trên địa bàn tỉnh giảm hằng năm (tỷ lệ tảo hôn 6 tháng đầu năm 2022 trên địa bàn tỉnh là 4,23% so với năm 2016 tỷ lệ tảo hôn là 6,92%), các trường hợp hôn nhân cận huyết thống không còn xảy ra.
Từ ngày 31/10 đến ngày 8/11/2022, Trường THCS Lý Tự Trọng (quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng) tổ chức tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo cho các em học sinh thông qua 2 chương trình Rungchuôngvàng và Em yêu biển đảo quê hương.
Bà Nguyễn Thị Thanh là một trong những thanh niên xung phong còn sống sót sau trận B52 trưa ngày 2/7/1972, tại hang Lèn Hà (xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình), nơi đóng quân của Trạm thông tin A69. Theo nhân chứng kể lại, khoảnh khắc đó chỉ diễn ra trong ít phút, nhưng sự tàn khốc của bom đạn kẻ thù đã cướp đi thanh xuân của 13 cán bộ, chiến sĩ đang tuổi 18, đôi mươi. Họ đã vĩnh viễn nằm lại trong lòng đất để hôm nay đất nước đẹp muôn phần…
Sáng 22-5, tại xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, Ban Thanh niên Quân đội, Cục Chính trị Quân khu 4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Hà Tĩnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh cùng các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Quân đội phối hợp tổ chức Chương trình “Tuổi trẻ với biển, đảo quê hương” và phát động chiến dịch "Thanh niên tình nguyện Hè" năm 2022.
Ngày 16-5, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai (PCTT) phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam và UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ quốc gia về PCTT năm 2022 tại tỉnh Sóc Trăng.
Chủ đề Tuần lễ Quốc gia năm 2022 là “Cộng đồng bền vững, thích ứng thiên tai” với mục tiêu nâng cao tinh thần, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương và sẵn sàng các phương án ứng phó với thiên tai (TT), đặc biệt là mùa mưa bão năm 2022; tăng cường công tác thông tin, truyền thông nâng cao năng lực cộng đồng về phòng, chống thiên tai (PCTT) đến người dân tại cở sở.
Hơn một thế kỷ trôi qua, người dân xã Phú Gia, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) luôn nâng niu, gìn giữ những bảo vật được vua Hàm Nghi ban tặng. Họ xem những bảo vật này là “linh hồn” của làng xã, hằng năm cắt cử người trông coi.
Việc chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) vị thành niên, thanh niên (VTN/TN) mang ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, nguồn nhân lực của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, công tác chăm sóc SKSS VTN/TN đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ từ gia đình, nhà trường và xã hội.
Sinh ra với những khiếm khuyết của cơ thể, theo bạn bè rủ rê rồi nghiện ma túy, nhiễm HIV, anh Hà Quang Hiệp, 41 tuổi, ở phố Hàng Kênh, quận Lê Chân, TP Hải Phòng đã từng đối diện cái chết. Thế nhưng anh đã nghiêm khắc tuân thủ phác đồ điều trị, vượt qua mặc cảm, trở thành người có ích cho xã hội.