Trong ký ức của tôi, xã Mo Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum vẫn luôn là điểm cuối cùng trên cung đường biên giới. Đó là một nơi rất xa, heo hút giữa những cánh rừng già. Các nẻo đường dẫn về đây đều bị “ách” lại khi mùa mưa chưa dứt, khiến cho Mo Rai trông chẳng khác gì một “ốc đảo” giữa bạt ngàn rừng xanh biên giới. Mo Rai trong tôi như một miền cổ tích, nửa như thực, nửa như mơ…
Từ giống cây mọc tự nhiên trong rừng, đồng bào Cơ Tu xã vùng cao biên giới Ch’ơm (huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) đã biết tận dụng điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng để nhân giống, trồng xen canh cây đẳng sâm với ngô, sắn trên nương. Trở thành hàng hóa, loại cây nông sản này đã mở ra cơ hội “xóa đói, giảm nghèo” khi nhiều gia đình thu được hàng chục triệu đồng mỗi năm từ việc bán sâm.
Ngoài những phong tục tập quán, văn hóa, lễ hội và những tri thức bản địa... độc đáo, riêng biệt tồn tại từ xưa đến nay, người Cơ Tu còn có một loại hình nghệ thuật đặc sắc thể hiện cuộc sống xung quanh cũng như khát vọng lưu giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể truyền thống của dân tộc mình - Loại hình nghệ thuật đó chính là điêu khắc gỗ qua những bàn tay tài hoa, khéo léo của những người “họa sĩ” đầy chân chất, mộc mạc và nguyên sơ...
Từ một người ở Quảng Ngãi, phiêu bạt vào Vũng Tàu đi làm thuê trên tàu đánh cá, đến hôm nay, ông Võ Ngọc Tùng trở thành ông chủ của 2 tàu đánh cá và doanh nghiệp kinh doanh thuỷ sản “ăn nên làm ra” với doanh nghiệp nước ngoài. Tàu của ông tham gia vào Tổ, đội bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Theo bài viết đăng trên The ASEAN Post, Việt Nam đã đạt được những bước tiến dài trong việc thể hiện vai trò một nhà lãnh đạo hiệu quả, đặc biệt với việc chủ động ứng phó với đại dịch COVID-19.
Từ bao đời nay, diêm dân các làng muối tại huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) miệt mài “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” trên các ô nại. Trời càng nắng, diêm dân đổ ra đồng càng đông. Khi mặt trời đứng bóng cũng là lúc diêm dân tranh thủ thời gian “cướp nắng với trời” với mong mỏi chắt chiu được thêm vài ba lạng muối trong ngày.
Hướng tới kỷ niệm 1.010 năm Thăng Long – Hà Nội, dự kiến được tổ chức vào tháng 10-2020, đất cố đô ngàn năm Ninh Bình hào hứng chuẩn bị chào đón sự kiện này. Khi cố đô càng lùi xa hơn ngàn tuổi, dấu ấn hào hoa Tràng An còn lại ở miền đất này càng rõ nét thu hút sự đầu tư nghiên cứu, khai thác tài nguyên cho phát triển du lịch.
Ở lượt trận rạng sáng nay, cả Man United và Inter Milan đều đã vượt qua đối thủ của mình để giành vé vào chơi ở vòng tứ kết Europa League. Trong một diễn biến mới tại đấu trường quốc nội, câu lạc bộ Thanh Hóa tuyên bố không tham gia các trận đấu còn lại của V.League 2020 do tình hình tài chính khó khăn.
Huấn luyện viên Park Hang Seo cho rằng, một chiến thắng trước Malaysia tới đây sẽ giúp đội tuyển Việt Nam tiến gần hơn tới tấm vé đi tiếp tại bảng G vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á. Trong khi đó, một bài báo đăng trên ESPN đánh giá, sự trở lại của V.League 2020 vào đầu tháng 6 sẽ truyền cảm hứng cho nền bóng đá khu vực.
“Cá hạ chỉ còn một nửa giá, mấy tàu lớn phải neo bờ để chờ giá” - Nhiều ngư dân đánh bắt xa bờ ở Hoàng Sa, Trường Sa chia sẻ câu chuyện đầy khó khăn giữa “cơn bão” đại dịch Covid-19. Nhìn mặt các thuyền trưởng trên con tàu cập bến sau 20 ngày lênh đênh ở Hoàng Sa, tôi hỏi chuyện: “Vậy tính sao?” thì các ngư dân kiên định cho biết, ráng vượt qua khó khăn, vẫn phải đi đánh bắt và kết hợp bám biển, để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.
Dàn nhạc ngũ âm Khmer gồm 7 nhạc khí, tạo ra 5 loại âm thanh khi diễn tấu gồm tiếng của đồng, sắt, gỗ, da và hơi. Di sản đồ sộ về kho tàng âm nhạc và nhạc khí là tinh hoa văn hóa truyền thống mà người Khmer tự hào sở hữu. Khác với các dân tộc khác có thể tạo tác các loại nhạc cụ mộc mạc, đơn thanh sắc, nhạc cụ Khmer sang trọng, lảnh lót, vui tươi, ấm áp và mang âm hưởng của tôn giáo, có tác dụng gắn kết cộng đồng, làm cho lòng người trở nên hòa nhã, thư thái.
Theo công bố của CIES, Liverpool đã vượt qua cả Barcelona và Real Madrid để trở thành đội bóng sở hữu đội hình đắt giá nhất thế giới tính tới thời điểm hiện tại.
“Thời gian qua chúng ta ban hành nhiều chính sách cho lĩnh vực chế biến nông sản, cơ giới hóa nông nghiệp nhưng chưa tập trung, vậy từ hội nghị hôm nay, Nhà nước cần tập trung vào chính sách nào được coi là "cú đấm thép" của Nhà nước để tháo gỡ, làm tốt cơ giới hóa và chế biến nông sản?”. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đặt câu hỏi tại Hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành và địa phương với chủ đề Thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông sản, cơ giới hóa nông nghiệp, tổ chức sáng 21-2.
Các cặp chợ trên biên giới Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục bị đóng cửa, trước mắt là tới cuối tháng 2-2020, do dịch Covid-19 khiến cho giao thương trên biên giới bị gián đoạn. Xuất khẩu nông sản của nước ta bị ảnh hưởng nghiêm trọng do trao đổi cư dân là hình thức trao đổi quan trọng nhất, trong khi Trung Quốc đang là thị trường khổng lồ của nông lâm thủy sản Việt Nam (chiếm 22-24% tổng kim ngạch xuất khẩu). Trong bối cảnh đó, bên cạnh việc tìm kiếm các thị trường mới, thì việc thúc đẩy tiêu thụ trong nước được coi là giải pháp trước mắt hiệu quả nhất để “giải cứu” các sản phẩm nông sản, nhất là trái cây.
“Nông dân của chúng ta phải cứu mình trước khi đòi hỏi Nhà nước cứu mình” - đó là một trong những thông điệp của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gửi tới nông dân trong bối cảnh nông dân đang đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn, nhất là vấn đề tiêu thụ nông sản khi hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.