Đôi bàn tay gầy lăn bánh chiếc xe lăn quay những vòng chậm chạp, nhưng nhiều năm qua đã nhẫn nại đưa chị Trần Ngọc Thúy (sinh năm 1981, thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh) đến các nẻo đường biên giới, đồng hành với người dân nghèo.
Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, Đại úy Bùi Văn Dũng, Trạm trưởng Trạm Kiểm soát Biên phòng (KSBP) Văn Úc, Đồn Biên phòng Đoàn Xá, BĐBP thành phố Hải Phòng luôn xung kích đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ. Với những thành tích đạt được, anh đã được bầu chọn là một trong 10 “Gương mặt trẻ tiêu biểu” BĐBP năm 2022.
Trong thời gian qua, bằng nhiều quyết tâm, nỗ lực, cùng với cả hệ thống chính trị, BĐBP đã có nhiều biện pháp triển khai quyết liệt, hiệu quả, đồng bộ các biện pháp biên phòng, góp phần sớm gỡ bỏ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) trong hoạt động khai thác hải sản.
Ngày 1/11, một phương tiện khai thác thủy sản bị sóng đánh chìm tại khu vực biển thị xã Đông Hòa (tỉnh Phú Yên), khiến 3 ngư dân bị rơixuống biển, may mắn có 2 người được cứu vớt, còn 1 người mấttích.
“Nước Việt Nam là một khối thống nhất về mặt dân tộc, lịch sử và kinh tế, và không một lực lượng nào trên thế giới có thể chia cắt được Việt Nam”. Đây là khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong “Diễn từ tiệc chiêu đãi ở Bêôgrát (Nam Tư)”, Báo Nhân dân đăng trên số 1248, ngày 8/8/1957. Tinh thần đoàn kết toàn dân tộc đã giúp chúng ta vượt qua những thách thức, cam go của lịch sử, đánh thắng các kẻ thù xâm lược, bảo vệ và xây dựng đất nước đi lên CNXH. Thế nhưng, các thế lực thù địch chống phá Việt Nam lại không mong muốn điều đó, họ luôn ra sức tung hô, cổ xúy cho các hành vi kích động bạo lực, gây hận thù dân tộc, chia rẽ đồng bào lương giáo, ngăn cách đồng bào các dân tộc thiểu số, phá vỡ sự kết nối giữa lòng dân với ý Đảng.
Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Sa Kỳ, BĐBP Quảng Ngãi cho biết, trên địa bàn đơn vị quản lý vừa xảy ra vụ đuối nước thương tâm. Đơn vị đã phối hợp với chính quyền và nhân dân địa phương tìm kiếm và phát hiện cháu bé, tuy nhiên, nạn nhân đã tử vong do bị ngạt nước.
Tháng 7 bắt đầu một mùa rực lửa, tôi lại “Trốn lo âu về lại cánh đồng”. Tôi sinh ra ở một vùng biển, nhưng những năm tháng tuổi thơ của tôi lại gắn bó với ruộng đồng - những năm chiến tranh ấy, bọn trẻ chúng tôi đi sơ tán vào những xóm thôn có bờ tre làng bao quanh như một tấm lá chắn. Tre vấn vít vào nhau, đan bện vào nhau, tre ngăn xuống làm hầm chữ O, chữ A, những đoạn giao thông hào mang hình chữ L thước thợ. Tôi đội mũ rơm, mang trên mình chiếc áo giáp hình chiếc mâm thau cũng bằng rơm.
Bao Vinh (Thừa Thiên Huế) từng được so sánh với Hội An của Quảng Nam, nhưng buồn một nỗi phố ngày xưa, bây giờ đã không còn giữ được những nét cổ kính, mà những ngôi nhà cao tầng mọc lên trong nỗi tiếc nhớ khôn nguôi.
Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, thời gian qua, Đồn Biên phòng Sông Trăng, BĐBP Long An đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn. Qua đó, từng bước nâng cao ý thức chấp hành các quy định pháp luật cho người dân, góp phần giữ vững trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đơn vị đóng quân.
Để người dân các xã vùng cao biên giới đủ ăn và vươn lên giàu có là một vấn đề cực kỳ nan giải. Đối với địa phương như xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng đòi hỏi người đứng đầu chính quyền địa phương phải thật “cứng” và thật “uyển chuyển” linh hoạt, mới phát huy được tiềm năng tự nhiên và lợi thế kinh tế biên mậu, để thổi bùng lên phong trào phát triển kinh tế - xã hội.
BĐBP thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, giúp người dân nâng cao nhận thức về pháp luật, tỉnh ngộ trước những hành vi vi phạm pháp luật, từ đó, vươn lên xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn… Đó là những hình ảnh, câu chuyện mà chúng tôi bắt gặp khi đi dọc vùng biển Phú Yên. Những việc làm không thể đong đếm ấy đã trở thành “tấm lá chắn” hữu ích, giúp người dân nơi đây có cuộc sống an vui, hạnh phúc.
Từ công nhân hỏa xa đến người lính ở mặt trận Trung Lào, Điện Biên Phủ, đến vùng Đặc khu Vĩnh Linh, cuộc đời của Trung tá, cựu chiến binh Công an nhân dân vũ trang Lê Thanh Đạm (bí danh Thanh Sơn), quê ở xã Thanh Châu, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam (hiện nay đang sinh sống tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) là một phần trong trang lịch sử BĐBP. Mùa xuân này, cụ Đạm đã bước sang tuổi 99.
Vừa nghe tiếng gió hú trong đêm bão dữ Molave ập vào bờ biển xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vào sáng 28-10 xong, thì lại nghe tin vụ sạt lở đất ở xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Ở vùng rừng núi xa xôi này, tiếng suối róc rách tuôn nước đục ngầu từ khe núi đầy đe dọa. Nhưng cảm giác đau lòng nhất là tiếng khóc trộn lẫn tiếng than vãn “no tước ô bây” (người ở đâu, người ơi hãy về) của đồng bào Ca Dong. Phong tục địa phương ở đây rất kỵ việc có người chết sông, chết suối, nhưng hiện nay có đến 13 người chưa tìm thấy thì nỗi sợ hãi của người dân lớn biết nhường nào.
Sáng 1-12, theo báo cáo nhanh của BĐBP tỉnh Khánh Hòa, các lực lượng cứu hộ tỉnh Khánh Hòa đã tìm kiếm được thi thể 3 nạn nhân bị lũ cuốn trôi tại xã Vĩnh Lương, xảy ra vào đêm 30-11.
Ở khu vực biên giới, BĐBP đã trở thành “điểm tựa” của mỗi người dân khi gặp phải thiên tai (TT), địch họa. Nói vậy là bởi những chiến sĩ quân hàm xanh luôn có mặt đầu tiên, hỗ trợ, giúp đỡ người dân ứng phó với tai ương và khắc phục hậu quả. Những người lính Biên phòng cũng là niềm hy vọng cho rất nhiều người dân khi họ đã cận kề hiểm nguy.