Cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới tỉnh Quảng Trị đang gặp rất nhiều khó khăn, không chỉ bởi ảnh hưởng dịch Covid-19, mưa lũ kéo dài, mà còn vì đất sản xuất bị vùi lấp, sạt lở. Rất nhiều nơi, khu vực đất sản xuất của người dân bị vùi sâu dưới lớp đất đá đến nửa mét, rất khó có thể phục hồi để tiếp tục canh tác. Vậy đâu là lời giải cho bài toán ổn định cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số, khi đất canh tác vốn ít ỏi nay lại bị thu hẹp bởi thiên tai?
Sau 3 năm thực hiện Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 theo Quyếtđịnhsố2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, 93.664 hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn đã được hỗ trợ đất ở; 107.827 hộ được hỗ trợ đất sản xuất. Tuy nhiên, còn 381.293 hộ dân thuộc đối tượng thụ hưởng vẫn đang trông đợi được xét và phân bổ đất, thực sự là thách thức đối với công cuộc phát triển ở vùng DTTS và miền núi.
Sau nhiều năm thực hiện, chính sách định canh, định cư (ĐCĐC) của Đảng và Nhà nước đã giúp hàng trăm nghìn hộ dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo ổn định đời sống. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố nên vấn đề di cư tự do (DCTD) trong đồng bào DTTS vẫn xảy ra và gây ra những hệ lụy không nhỏ đến phát triển kinh tế, đời sống cũng như trật tự an toàn xã hội.
Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành các cơ chế ưu tiên nhiều nguồn lực tập trung cho việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Việc linh hoạt lồng ghép các nguồn vốn đầu tư đã giúp diện mạo vùng DTTS và miền núi tỉnh Quảng Ninh ngày càng khởi sắc.
Trong những năm qua, từ nguồn vốn vay tín dụng chính sách xã hội (CSXH), hàng nghìn hộ dân tại các xã miền núi, dân tộc thiểu số (DTTS), xã đặc biệt khó khăn đã thoát nghèo bền vững. Tín hiệu đáng mừng là ngày càng có nhiều hộ đồng bào DTTS tự tin, chủ động đăng ký vay vốn đầu tư phát triển kinh tế, thay vì cán bộ ngân hàng, cán bộ xã phải động viên vay vốn như trước kia.
Theo thông tin từ Ủy ban Dân tộc, tỉnh Đắk Lắk có tỉ lệ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) cao (gần 33% dân số) và là địa phương có dân di cư tự phát lớn (khoảng 290.000 người kể từ năm 1976 đến nay).
Tín dụng chính sách là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế của Nhà nước nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Nhưng để tín dụng chính sách đem lại kết quả thiết thực, hiệu quả thì vẫn còn nhiều khó khăn, cần được tháo gỡ. Phóng viên đã có cuộc trò chuyện với Thạc sĩ, nhà báo Nguyễn Quang Hải, Tổng Biên tập Tạp chí Dân tộc xung quanh vấn đề này.
Năm 2018, Ủy ban Dân tộc (UBDT) triển khai thực hiện 15 chương trình, chính sách, trong đó có 12 chương trình, chính sách được ngân sách Trung ương hỗ trợ, 3 chính sách do ngân sách địa phương tự cân đối, bố trí thực hiện. Tổng kinh phí thực hiện các chương trình, chính sách theo kế hoạch năm 2018 là trên 7.139 tỉ đồng, trong đó, đã cấp trên 4.733 tỉ đồng (đạt 66,3% kế hoạch). Tuy nhiên, việc thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc (CSDT) đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, xuất phát từ thiếu vốn, chưa có sự thống nhất trong cân đối, bố trí vốn giữa các bộ, ngành liên quan.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 71/NQ-CP về một số chính sách đối với hộ nghèo thiếu hụt đa chiều, trong đó có các chính sách hỗ trợ về bảo hiểm y tế, giáo dục-đào tạo, nhà ở, nước sinh hoạt và các chính sách hỗ trợ giảm nghèo khác…
Từ ngày 7-7, người nghèo tại vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi được vay tối đa 50 triệu đồng với lãi suất giảm một nửa và thời hạn vay tăng gấp đôi.