Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Bác đã mở đầu cho các phong trào thi đua yêu nước sôi nổi, lan rộng khắp cả nước, góp phần đắc lực vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam; là nguồn cảm hứng bất tận, có giá trị không chỉ trong quá khứ mà ngay cả với hiện tại và tương lai, là di sản vô giá mãi trường tồn với dân tộc Việt Nam!
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ vĩ đại của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân trên thế giới mà người còn là nhà văn hoá kiệt xuất, nhà tư tưởng lớn với hệ tư tưởng đổi mới được chứng minh qua thực tiễn, trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Việt Nam, cho đến tận ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Những tư tưởng đó được các lớp cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng Bình Phước vận dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả cao trong công tác, trong đó có tư tưởng “lấy dân làm gốc”.
Đồn Biên phòng Phú Mỹ, BĐBP Kiên Giang quản lý địa bàn 2 xã Phú Mỹ và Phú Lợi, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, trong đó,đồng bào dân tộc Khmer chiếm trên 40% dân số, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao. Để góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, thời gian qua, Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Phú Mỹ cùng với cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương xây dựng các kế hoạch phối hợp và triển khai thực hiện hiệu quả nhiều mô hình hướng về đồng bào nghèo, góp phần hoàn thành các tiêu chí nôngthôn mới trên địa bàn huyện Giang Thành.
Sau 2 năm thực hiện Quy định số 01-QĐ/TU ngày 3/3/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lai Châu về chỉ định tăng thêm và nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của cấp ủy viên là cán bộ đồn Biên phòng tham gia cấp ủy cấp huyện, cấp xã biên giới; vai trò của các đồng chí cán bộ đồn Biên phòng tham gia cấp ủy địa phương đã từng bước được khẳng định rõ nét. Qua đó đã làm chuyển biến sâu sắc về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, nhân dân ở khu vực biên giới trong thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, góp phần làm thay đổi bộ mặt vùng biên giới.
Tính đến 2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng gần 8 lần so với thời điểm Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào đầu năm 2007 (371 tỷ USD năm 2022 so với 48 tỷ USD năm 2007).
Nhiều năm qua, đồng hành cùng những người lính quân hàm xanh trên các cung đường biên giới tỉnh Cao Bằng, Hà Giang là các thế hệ già làng, trưởng bản và đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới. Họ chính là những “người lính không biên chế” luôn gắn bó cùng BĐBP trong tuần tra, bảo vệ đường biên, cột mốc.
So với các địa phương khác nằm trong khu vực biên giới của tỉnh Gia Lai, xã Ia O, huyện Ia Grai có khá nhiều lợi thế để phát triển. Bên cạnh điều kiện tự nhiên thuận lợi với nền đất đỏ bazan màu mỡ, khả năng tích hợp tốt, hệ thống sông ngòi, thủy lợi, nguồn nước ngầm đa dạng phong phú, rất phù hợp đối với các loại cây trồng, xã Ia O còn sở hữu chuỗi lợi thế đến từ các công trình thủy điện trên “dòng sông năng lượng” Sê San, rất có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản, du lịch và thương mại dịch vụ… Với nguồn lực như thế, xã biên giới Ia O từng bước “chuyển mình” từ vùng trắng đến vùng nôngthôn mới (NTM).
Cung đường không xa lắm, chỉ chừng 20 cây số theo đường chim bay, nhưng trong “nhật ký hành trình” lưu lại trên xe gắn máy (loại dung tích 100cc) của người lính Đồn Biên phòng (BP) Ia Lốp thì lại xấp xỉ… 1 lít xăng vào mùa khô và gần 2 lít khi mùa mưa về. Chỉ đôi lời giới thiệu ngắn gọn như thế về hai khu dân cư (làng Rinh và cụm dân cư Suối Khôn) thuộc xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai cũng đủ thấm thía sự vất vả, gian nan của các chủ nhân vùng biên giới trong cuộc mưu sinh và công tác xây dựng, quản lý địa bàn biên giới.
Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là bước đầu tiên của quá trình hình thành ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, Bộ Quốc phòng đã triển khai toàn diện, đồng bộ các nội dung Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng QĐND tham gia công tác PBGDPL, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (gọi tắt là Đề án 1371) phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc thù của các cơ quan, đơn vị. Nhờ đó, công tác PBGDPL đã có nhiều chuyển biến tích cực, ngày càng bài bản và đi vào nền nếp; ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân ngày càng được nâng cao.
Thời gian qua, các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) Thuận An, BĐBP Đắk Nông đã tích cực triển khai nhiều mô hình thiết thực, chung sức cùng địa phương giúp các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn sớm ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo. Bà con dân tộc thiểu số đã biết ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi và trồng trọt. Kết quả đó có một phần đóng góp không nhỏ của cán bộ, chiến sĩ Đồn BPCK Thuận An và các đơn vị đứng chân trên địa bàn biên giới.
Thoắt ẩn thoắt hiện giữa những cánh rừng cao su dưới chân núi Phượng Hoàng, quốc lộ 19 đi qua cặp cửa khẩu quốc tế (CKQT) Lệ Thanh (Việt Nam) và Ozadao (Campuchia) là cửa ngõ thông thương quan trọng bậc nhất trên vùng tam giác phát triển. Gần nửa thế kỷ qua, ẩn chứa trên cung đường này là những nốt thăng trầm trong tình đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Campuchia, ở đó có cả những thuận lợi và thử thách đan xen. Lịch sử là con đường bất tận để kết nối quá khứ với tương lai, nhưng ở “thì hiện tại”, chỉ một thoáng trải nghiệm ngắn ngủi thôi cũng đủ để cảm nhận tình đất, tình người trên biên giới…
Những năm qua, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên trong BĐBP Kon Tum thường xuyên được tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ công tác tuyên truyền miệng, do vậy, chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên từng bước được nâng lên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay.
Với tình thương và trách nhiệm của người lính quân hàm xanh, Thượng úy Võ Huy Thắng, Trợ lý Công tác quần chúng, Phòng Chính trị, BĐBP Quảng Bình luôn dành nhiều tâm huyết với bà con nghèo nơi biên giới. Anh luôn xông xáo, tích cực tham mưu, đẩy mạnh các chương trình, hoạt động hướng về người dân ở khu vực biên giới, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nơi đây. Anh xứng đáng được bình chọn là “Gương mặt trẻ tiêu biểu” BĐBP năm 2022.
Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ BĐBP Quảng Trị được tăng cường cho các xã biên giới, vùng sâu, vùng xa giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy xã và các đảng viên sinh hoạt ở các chi bộ thôn, bản đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm, luôn nhiệt tình, tâm huyết trong công tác. Qua đó, tạo sự chuyển biến tích cực từ cơ sở, từng bước giúp cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng địa bàn ngày càng vững mạnh.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trên địa bàn, những năm qua, Đảng ủy, Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Huổi Luông, BĐBP Lai Châu luôn đẩy mạnh xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, giúp nhân dân địa phương phát triển kinh tế, xã hội. Qua đó, củng cố nền Biên phòng toàn dân vững chắc, chung tay cùng cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân xây dựng biên cương ngày càng giàu mạnh.