Sau gần 5 năm, làng Hạnh Phúc đúng như tên gọi đã hiện hữu trên đỉnh núi Lâng Loan với những nóc nhà của đồng bào Xơ Đăng được quy hoạch, sắp xếp khoa học, gắn kết thuận lợi với các công trình phục vụ sản xuất, an sinh xã hội và đảm bảo môi trường, sức khỏe cho người dân.
Mùa hè đến rồi! Cùng rủ ngay bạn bè, gia đình đến Katinat Saigon Kafe để được thưởng thức menu thức uống ngon lành mát lạnh, không gian siêu chill, phục vụ nhiệt tình. Hãy phá đảo menu Katinat chỉ với “Voucher Tiền Mặt Katinat Saigon Kafe 50.000 VNĐ.” ngay nhé.
Trong Năm Du lịch Quốc gia 2023 với chủ đề “Bình Thuận - Hội tụ xanh" sẽ có hơn 200 sự kiện, hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch đặc sắc, hấp dẫn có quy mô liên tỉnh, quốc gia và quốc tế.
Hòa Hội là xã bán sơn địa được thành lập theo Quyết định số 177/CP ngày 23/4/1979 của Hội đồng Chính phủ, thuộc thị xã Tuy Hòa, tỉnh Phú Khánh (nay là huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên). Qua gần 44 năm hình thành, từ một vùng kinh tế mới (KTM) năm xưa, ngày nay xã Hòa Hội đã khởi sắc có những sản phẩm hàng hóa giá trị, những dự án lớn của Nhà nước đầu tư, người dân có thu nhập ổn định và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống…
Những người lính từ Gạc Ma trở về với cuộc sống đời thường luôn tự hào là bộ đội Trường Sa và trao truyền lại tình yêu biển đảo Tổ quốc để lớp thế hệ trẻ hôm nay tiếp nối và phát huy truyền thống.
Trong đời sống sinh hoạt của bà con dân tộc ở Lai Châu có nhiều nét văn hóa đặc sắc được gìn giữ cho tới ngày nay, trong đó có lễ hội Bun Vốc Nặm - một nghi lễ truyền thống của dân tộc Lào.
Sau hơn 2 năm vắng bóng du khách do bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều đoàn du khách quay trở lại khám phá làng nghề mộc Kim Bồng (xã Cẩm Kim, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam). Cùng với bàn tay khéo léo và nghệ thuật tài hoa của mình và sự nỗ lực đồng hành của chính quyền địa phương, người dân tin rằng, làng nghề Kim Bồng sẽ tiếp tục phát triển, lan tỏa những tinh hoa, nét đẹp truyền thống đến với bạn bè năm châu.
Sáng 30/12, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ VII, nhiệm kỳ 2022-2027, đã khai mạc phiên chính thức tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự và phát biểu chỉ đạo.
Huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng là huyện biên giới miền núi có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, hội tụ nhiều giá trị bản sắc văn hóa độc đáo. Những năm qua, cùng với việc đầu tư cho phát triển kinh tế từ du lịch, huyện Bảo Lạc chú trọng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, đẩy mạnh quảng bá, nhờ đó mà tiềm năng, thế mạnh về du lịch ngày càng phát huy hiệu quả, đồng thời là điểm đến du lịch thú vị, hấp dẫn du khách khi đến Cao Bằng.
Thực tế là hầu hết các trường hợp tảo hôn đều bỏ học giữa chừng, thiếu kỹ năng sống và không thể phát triển như những người bạn đồng trang lứa được học hành tới nơi, tới chốn. Họ bị mắc kẹt trong cái vòng luẩn quẩn “tảo hôn-thất học-đói nghèo”, tạo thêm những gánh nặng cho đất nước cả về mặt kinh tế lẫn giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội.
Ốc gác bếp là món ăn dân dã, truyền thống của nhiều gia đình ở vùng quê sông nước Tây Nam Bộ. Tuy vậy, món ăn nhà quê nay đã trở thành đặc sản có mặt trong các bàn tiệc sang trọng. Ðặc biệt, nhiều cơ sở làm ốc gác bếp để bán thương phẩm cho người tiêu dùng, đưa vào các khu, điểm du lịch hay nhà hàng, siêu thị...
Năm 2022, thành phố (TP) Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk có 40 người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Những năm qua, NCUT trên địa bàn thành phố không những làm tốt vai trò là cầu nối “Ý Đảng, lòng dân”, mà còn làm trung tâm hòa giải các mâu thuẫn xảy ra trong cộng đồng.
Sinh ra và lớn lên ở thung lũng Cô Sầu (huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) - một vùng đất giàu trầm tích văn hóa Tày ở vùng Đông Bắc của Tổ quốc, chàng trai mang 2 dòng máu Kinh - Tày Cao Duy Sơn đã mang cả quê hương khi vào bộ đội, để rồi sau đó trở thành nhà văn, miệt mài sáng tác để tìm về nguồn cội, “trả nghĩa” cho quê hương, bản làng.
Không chỉ đam mê, thích thú mà H’Ruen Niê có tình yêu đặc biệt với các món ăn dân dã của người Ê Đê nên cô am hiểu sâu sắc ý nghĩa của nó. Giữa cuộc sống hiện đại, cô gái trẻ ấy miệt mài sưu tầm, chế biến các món ăn của buôn làng để gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực truyền thống của dân tộc mình.
Là một trong ba bản thuộc vùng Lòm của xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, bản Dộ - Tà Vờng nằm dọc theo đường biên giới với nước bạn Lào đang trên đà về đích nông thôn mới, với kỳ vọng sẽ trở thành bản du lịch cộng đồng. Được quy hoạch đẹp đẽ, ngăn nắp, bản gồm hơn 50 nếp nhà tăm tắp nối nhau theo triền núi, những mảnh vườn đang mùa cho trái rực màu. Bà con quan niệm, nếu không sạch sẽ thì có lỗi với trời đất, thiên nhiên ban tặng cảnh sắc tươi nhuần này nên bà con rất có ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.