5 giờ 30 phút sáng, sau tiếng còi báo thức vang lên, 82 em học sinh là người dân tộc Đan Lai ở khu ký túc xá của Trường Trung học cơ sở (THCS) Môn Sơn, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An đã nhanh chóng có mặt xếp hàng ngay ngắn tập thể dục buổi sáng theo hiệu lệnh của Thiếu tá Phan Văn Thắm, nhân viên Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Môn Sơn, BĐBP Nghệ An.
Dự án xây dựng công trình Thủy điện Suối Choang, xã Châu Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An được khởi công xây dựng từ năm 2009, dự kiến đến năm 2012 sẽ hoàn thành. Nhưng đến nay, sau nhiều lần lỡ hẹn, công trình vẫn còn dang dở chưa thể vận hành, gây bức xúc trong dư luận và cản trở kế hoạch phát triển kinh tế xã - xã hội của địa phương biên giới.
Người mà chúng tôi muốn nhắc đến là Thiếu tá Phan Văn Thắm, nhân viên Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Môn Sơn, BĐBP Nghệ An. Với tình thương và trách nhiệm của người lính Biên phòng, anh đang hằng ngày đồng hành với nhân dân biên giới trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, mà trực tiếp là chăm sóc, dìu dắt 72 học sinh dân tộc Đan Lai nuôi dưỡng ước mơ được học tập dưới mái trường bán trú.
Ngày 4/1/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 02/QĐ-TTg về việc cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” cho 61 liệt sĩ thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải và các tỉnh: Bạc Liêu, Bắc Giang, Bắc Ninh, Đồng Tháp, Hải Dương, Hưng Yên, Long An, Nam Định, Phú Thọ, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thái Bình, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, Yên Bái và thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số đã và đang kéo theo nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội, là lực cản sự phát triển kinh tế, xã hội và chất lượng dân số. Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2025” theo Quyết định 498/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là tiền đề để từng bước nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật, chuyển đổi hành vi trong hôn nhân của đồng bào dân tộc thiểu số nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Đồng thời, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn Đồn Biên phòng Môn Sơn, BĐBP Nghệ An phụ trách.
Đóng quân trên vùng núi cao, thời tiết khắc nghiệt, tuy nhiên, với ý chí quyết tâm và quyết tâm cao, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Pù Nhi, BĐBP Thanh Hóa đã khắc phục mọi khó khăn, tích cực xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Những người lính Đồn Biên phòng Pù Nhi đã biến vùng đất hoang, đồi trọc trở thành khu tăng gia sản xuất quy mô, mang lại giá trị kinh tế, đảm bảo tốt công tác hậu cần, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội, góp phần thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Năng động, nhiệt tình, trách nhiệm với công việc, giản dị, trung thực, hòa đồng, yêu thương đồng chí, đồng đội là những lời nhận xét của mọi người khi nói về Trung tá Hoàng Đình Hậu, nhân viên kỹ thuật, Chủ tịch Công đoàn cơ sở, Lữ đoàn Thông tin 21 BĐBP. Anh là tấm gương sáng trong phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” của Công đoàn cơ sở, Lữ đoàn Thông tin 21 BĐBP.
Bão số 4 đổ bộ vào đất liền đã gây nhiều thiệt hại cho các địa phương, nhiều ngôi nhà bị tốc mái, cây xanh ngã đổ, nhiều tuyến đường giao thông bị sạt lở, hư hỏng, một số vùng xảy ra tình trạng ngập úng.
Vườn quốc gia PùMát có diện tích rộng lớn, trải dài trên địa bàn biên giới thuộc 3 huyện Anh Sơn, Con Cuông và Tương Dương (tỉnh Nghệ An) với hệ sinh thái động, thực vật đa dạng, phong phú. Thời gian qua, cùng với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, các đồn Biên phòng của BĐBP Nghệ An đã phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý Vườn quốc gia PùMát, các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương triển khai hiệu quả công tác bảo vệ tài nguyên rừng đầu nguồn.
Khảo sát tại Việt Nam cho thấy, nuôi hổ không giúp giảm áp lực săn bắt hổ. Thực tế, nỗ lực bảo vệ hổ của Việt Nam đang gặp rất nhiều thách thức, đặc biệt là những khó khăn trong giải quyết tình trạng nuôi nhốt, buôn bán, tiêu thụ hổ và các sản phẩm từ hổ trái phép.
Vườn Quốc gia PùMát, tỉnh Nghệ An không chỉ được biết đến là khu vực ưu tiên về bảo tồn đa dạng sinh học, mà còn là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Những năm qua, cán bộ, nhân viên Ban Quản lý Vườn Quốc gia PùMát luôn nỗ lực không ngừng nghỉ để bảo vệ khu dự trữ sinh quyển lớn nhất ở miền Tây Nghệ An.
Bám sát tình hình địa bàn, BĐBP Nghệ An đã cùng chính quyền địa phương đưa ra các giải pháp nhằm củng cố hệ thống chính trị cơ sở, nâng cao năng lực phục vụ nhân dân. Nổi bật là việc điều động cán bộ đồn Biên phòng tăng cường giữ chức danh Phó Bí thư Đảng ủy tại các xã biên giới, đưa đảng viên các đồn Biên phòng về sinh hoạt tạm thời tại các thôn, bản yếu kém.
Đầu tháng 8-2021, cơ quan chức năng đã phát hiện và tịch thu được 24 cá thể hổ bị nuôi nhốt và vận chuyển bất hợp pháp tại 2 huyện Diễn Châu và Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Số lượng bắt giữ hổ nuôi trái phép kỷ lục này, theo các chuyên gia về bảo tồn động vật hoang dã, mới chỉ là một phần của bức tranh u ám về tình trạng nuôi nhốt động vật hoang dã bất hợp pháp tại Việt Nam. Thực tế là, trong những năm qua, tình trạng nuôi nhốt, buôn bán, tiêu thụ hổ trái phép vẫn diễn biến phức tạp, không có dấu hiệu “giảm nhiệt”.
Đánh giá này được khẳng định tại Tọa đàm “Từ vụ tịch thu hổ nhìn lại việc kiểm soát nuôi nhốt, buôn bán và cứu hộ, bảo tồn hổ tại Việt Nam” do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) tổ chức sáng 24-8.
Đường sá xa xôi, đi lại khó khăn, thông tin hạn chế, nhưng ở nhiều nơi vốn được coi là “vùng lõm” trên biên giới, tỷ lệ cử tri tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đạt mức 100%. Đồng bào La Hủ, Đan Lai, Chứt, Rục, Mày… đã tự tay bỏ lá phiếu bầu cho đại biểu đủ tài và tâm huyết, góp phần làm đổi thay quê hương biên giới.